Một gian nhà trống vắng, chỉ còn lại hai bóng người vào ra. Đàn con thơ ngày nào đã lớn, chúng đã cất cánh bay theo cuộc đời.Đợi chờ gì khi chúng là niềm hy vọng, niềm tự hào của cả một gian nhà. Ta sống là để đền đáp niềm tự hào ấy. Ta sống là để báo công sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Để không còn nữa cảnh hai người đơn độc trong căn nhà nhỏ. Ta Sẽ Trở Về !
Điện Biên _ Niềm Kiêu Hãnh Thế Gian.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Italo Calvino, lịch sử và sự chơi


KHX: Đọc Calvino mệt óc phết, khó theo nổi văn ông này. mình vừa mua quyển "Nếu một đêm đông có người lữ khách". Đọc mệt nhưng mà rất thú, không muốn rời trang sách tý nào cả. 


Càng nhiều tác phẩm của Italo Calvino được dịch sang tiếng Việt, ta càng có cơ hội chiêm ngưỡng tài năng độc đáo của một dạng nhà văn dường như chỉ nước Ý mới biết cách sinh ra, những người như Luigi Pirandello, Leonardo Sciascia hay Umberto Eco. Ở những nhà văn này, kiến thức đồ sộ không hiểu bằng cách nào lại có thể đi đôi được với giọng văn nhẹ nhõm trong một kết hợp hết sức nhuần nhuyễn.

Chạm đến đề tài lịch sử, hoặc người ta ưa coi đó là cái đinh để móc câu chuyện, thả sức sáng tác về tâm lý người có thực, đưa thêm vào nhân vật hư cấu, hoặc người ta sẽ trung thành hết mức với các sự kiện và bảng phả hệ, thuần túy thực hiện một công việc sắp xếp lại nhiều khi vô cùng khéo léo và tinh tế. Calvino lại không đi theo hai con đường ấy mà chọn một cách khác hoàn toàn, một dòng chảy nhỏ hiếm có, đặc biệt là trong bộ ba tiểu thuyết Tổ tiên của chúng ta, hiện đã có hai cuốn, Nam tước trên cây và Tử tước chẻ đôi, đều do Vũ Ngọc Thăng dịch (Nhã Nam và NXB Văn học).

Lựa chọn của Calvino ngay từ đầu đã báo hiệu sự đặc biệt, và chìa khóa để hiểu điều này là khía cạnh “trò chơi”: độc giả chúng ta bị lôi vào, một cách đầy tự nhiên, trong một cuộc chơi điển hình của những “bó buộc” (khái niệm then chốt của nhóm Oulipo, mà Calvino là thành viên quan trọng nhất bên cạnh Raymond Queneau và Georges Perec). Mỗi lần Calvino lại tự bó buộc mình khác đi, trong Nam tước trên cây là tình thế chàng nam tước cả đời không chạm chân xuống đất, trong Tử tước chẻ đôi là vị tử tước chỉ có nửa thân người, còn ở tập cuối cùng trong bộ ba tiểu thuyết này, Hiệp sĩ không hiện hữu, hiệp sĩ Agilulfe thuộc đạo quân của hoàng đế Charlemagne hóa ra không hề tồn tại; bộ giáp trụ của chàng bên trong trống trơn. Thế nhưng điều đó không hề ngăn cản chàng chiến đấu và ra lệnh cho anh lính hầu Gourdoulou.

Sau lựa chọn ban đầu ấy, lịch sử liền không còn giống như nó vẫn hiển hiện nữa, mà được khuôn dạng khác hẳn đi, theo cách nhìn và cách suy nghĩ giả định của các nhân vật được tạo ra đặc biệt như vậy, cũng như theo cách tổ chức cuộc sống đặc thù của những con người giả định kia. Quan trọng hơn hết, xuất phát từ những bó buộc, nhưng dường như những nhà văn kiệt xuất của “trường phái trò chơi” như Calvino lại đi đến được với tự do vô chừng. Lịch sử dưới cái nhìn của ông vừa quen thuộc vừa khác biệt, và lịch sử ấy không được đan dệt bằng các sự kiện nữa, mà trở thành một văn bản rộng mênh mông.

Tử tước Medardo xứ RạngĐông cùng viên lính hầu Curzio tham gia cuộc chiến chống quân Thổ Nhĩ Kỳ, gia nhập hàng ngũ quân Kitô giáo. Toàn bộ sự uy nghiêm của đội quân lừng danh trong lịch sử, luôn luôn được giới sử gia nhấn mạnh ở sự sở hữu chính nghĩa chống lại man rợ, toàn bộ sự uy nghiêm ấy bị Italo Calvino xô đổ bằng vài miêu tả vô cùng đơn giản. Hoàng đế và các vị nguyên soái bên Kitô giáo bàn chiến lược trước những tấm bản đồ, “ngậm đanh ghim trên môi, thế là họ chỉ có thể nói ậm ậm ừ ừ” (tr. 13). Và khi tử tước lâm trận, anh lính hầu ngăn chàng nhìn lại phía sau, vì không muốn chàng “nhụt nhuệ khí” nếu trông thấy sự thảm hại của đạo quân (chi tiết ở tr. 17).

Cách nhìn này thuộc về một phạm trù khôi hài, hài hước mà người ta gọi là “burlesque”, nhưng câu chuyện theo chiều hướng này cũng rất dễ rơi vào lố bịch, “bốc phét quá đà”, và nhà văn phải áp đặt được thẩm quyền của mình một cách mạnh mẽ thì mới hy vọng đạt tới thành công. Nói một cách khác, nhà văn phải tạo ra được luật chơi chặt chẽ, thông minh, lường được trước mọi tình huống. Một khi luật chơi đã được chấp nhận, kết cấu của nó sẽ vững chắc vô cùng, và người đọc cảm thấy mình thực sự bị ràng buộc. Câu chuyện của Tử tước chẻ đôi, còn hơn một trò chơi thành công, như thể đã thăng hoa mà đạt tới những bờ cõi siêu hình sâu sắc, mà nhà văn chỉ cần dùng những chất liệu rất đơn giản. Ở xứ RạngĐông, dần dà người ta không thể biết trước sẽ gặp nửa nào của chàng tử tước, và tình trạng cứ kéo dài thật lâu, thiện với ác càng có xu hướng lẫn lộn không tách biệt được. Calvino miêu tả trận quyết đấu giữa hai nửa của chàng tử tước như là sự ngập ngừng của cả thiện lẫn ác: bên nào cũng cố “khăng khăng xỉa chém vào nơi bên trong chẳng có gì, nghĩa là cái phần lẽ ra phải là chính mình” (tr. 164). Và kết luận cuối cùng thật bất ngờ: “một tử tước đầy đủ cũng không đủ để toàn thể nhân gian trở nên đầy đủ” (tr. 168).

Giải quyết xong vấn đề chia đôi một con người, vấn đề thiện-ác bỗng trở nên buồn chán. Kết quả thấy rõ nhất có lẽ chỉ là sẽ không còn những trái lê bị bổ dọc, một nửa vẫn đu đưa trên cuống, nửa con ếch nhảy trên tảng đá, nửa quả dưa, nửa cây nấm ở trên khắp dọc con đường chàng tử tước-một nửa kia đi qua.

Nhưng còn một điều nữa mà tôi mơ hồ nhận ra khi đọc những gì Calvino hướng về quá khứ mà viết, bằng tài năng lớn lao của ông: cho dù nhân vật có là tử tước, nam tước hay hiệp sĩ, thì nhân vật ấy vẫn tột cùng cô đơn. Họ chỉ khác biệt ở chỗ thản nhiên sống được trong nỗi cô đơn đó. Trong một bài viết, William Weaver, dịch giả người Mỹ của Italo Calvino, người dịch một số tác phẩm quan trọng của ông sang tiếng Anh, kể rằng sau đám tang nhiều người dự của Calvino, ông gặp bà quả phụ Calvino và bà đã nói: “Italo không có bạn thân nào cả đâu. Ông ấy hoàn toàn sống bên trong đầu óc của mình”.


Nguồn: Nhilinhblog

Một ca khúc hay


nhưng mà mình không biết bài hát này tên là gì nữa. chỉ thấy hay mà thôi. 


Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

lại một đêm nhớ em!


 KHX

trong kí ức ùa về mắt hoen cay
vẫn ngỡ rằng em vẫn còn đây
cứ vô tình để bỗng giật mình,
tay trong tay nắm chặt bàn tay.

giờ một mình làm bạn với trăng
anh lạnh lùng với bóng chị Hằng
chén rượu đưa, anh biết mình chẳng say
đáy cốc kia có ánh trăng vàng.

điếu thuốc tàn, anh châm điếu khác
chuyện tình tan, anh nối lại được chăng.
cuộc đời anh như trang giấy trắng
viết lên rồi, liệu xóa trắng được chăng?

26-9-2011

“Nhắn tin đang làm bạn ngu đi!"



TTCT - Dưới nhan đề này, bài viết trên tuần san Newsweek số đề ra ngày 19-9 đề cập tình trạng mù... đọc sách, phổ biến (không chỉ) trong giới trẻ Mỹ hiện nay.

Ảnh: Newsweek
Tin tốt là giới thiếu niên hiện nay là những người đọc khát khao và những người viết mắn đẻ. Tin xấu là những gì họ đọc và viết chính là tin nhắn.
Bạn có đọc cho mình?
Theo một nghiên cứu do Nielsen thực hiện năm ngoái, giới trẻ Mỹ tuổi từ 13-17 gửi và nhận trung bình 3.339 tin nhắn mỗi tháng. Nữ thiếu niên gửi và nhận nhiều hơn, trên 4.000 tin nhắn. Đây là một xu hướng khó quên. Đưa một nhóm trẻ đi xem bảy kỳ quan thế giới, chúng cũng sẽ nhắn tin suốt dọc đường. Chỉ cho một thiếu niên xem bức Adoration of the Magi của Botticelli (danh họa người Ý thời kỳ tiền Phục hưng - TTCT), em có thể liếc qua đến khi một tín hiệu tin nhắn SMS tút lên. Vài giây trước khi Trái đất bị một thiên thạch khổng lồ va phải hay bị chôn vùi bởi một cơn siêu sóng thần, hàng triệu ngón tay của bạn trẻ sẽ gõ những từ ngu ngốc cuối cùng của chủng loài người cho chính mình: Hẹn gặp lại, ồ không!
“Những đứa trẻ không chịu đọc đang bị cắt đứt khỏi nền văn minh của tổ tiên họ”
Ngay giờ đây, trước khi bị cáo buộc là ném đá vào ngôi nhà kiếng, hãy để tôi thú nhận. Tôi cũng gửi khoảng 50 email mỗi ngày và nhận khoảng 200 cái. Nhưng có một cái khác, đó là tôi cũng đọc sách. Đó là một thói quen cổ lỗ tôi đã nhặt được từ khi là con nít, vào những ngày trước khi điện thoại di động bắt đầu làm tổ, gáy cúc cu trong lòng bàn tay của giới thiếu niên.
Một nửa giới thiếu niên hiện nay không đọc sách - trừ khi họ bị buộc phải đọc. Theo một khảo sát gần đây của Quỹ hiến tặng nghệ thuật quốc gia (NEA), tỉ lệ người Mỹ tuổi từ 18-24 đọc sách không do trường học hay chỗ làm yêu cầu là khoảng 50,7%, mức thấp nhất đối với bất kỳ nhóm trưởng thành nào dưới 75 tuổi và giảm nhiều so với tỉ lệ 59% của 20 năm trước.
Trở lại năm 2004, lần cuối NEA khảo sát về thói quen đọc này ở giới trẻ, chưa tới 1/3 giới trẻ đọc mỗi ngày vì niềm vui thích của mình. Đặc biệt, điều làm tôi như một giáo sư phải khủng khiếp là sự kiện 2/3 sinh viên đại học đọc cho mình chưa tới một giờ/tuần. 1/3 không đọc gì để thưởng thức cho mình cả.
Hãy tạo cho mình Trại Sách
Tại sao phải nói điều này? Vì hai nguyên nhân. Đầu tiên, người Mỹ đang tụt lại phía sau những xã hội học thức hơn. Theo kết quả mới đây do chương trình đánh giá học sinh quốc tế của Tổ chức Hợp tác và phát triển châu Âu khảo sát, khoảng cách trong khả năng đọc giữa những thiếu niên tuổi 15 ở Thượng Hải của Trung Quốc với đồng lứa mình ở Mỹ hiện bằng với khoảng cách giữa những người Mỹ 15 tuổi với đồng lứa của họ ở Serbia hay Chile. Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn là những đứa trẻ không chịu đọc đang bị cắt đứt khỏi nền văn minh của tổ tiên họ.
Thử nhìn một vòng lên các kệ sách của bạn. Bạn có tất cả - hay ít ra là có cuốn nào - của các sách trong chương trình học chủ chốt của Đại học Columbia chưa? Nó chưa hẳn là hoàn hảo, nhưng cũng là một danh sách tốt của một nguyên tắc chung về nền văn minh phương Tây mà tôi được biết. Hãy lấy 11 quyển sách trong chương trình của học kỳ mùa xuân 2012: (1) sử thi Aeneid của Virgil; (2) sử thi Metamorphoses của Ovid; (3) Lời thú tội của Saint Augustine; (4) Thần khúc của Dante; (5) các tiểu luận của Montaigne; (6) Vua Lear của Shakespeare; (7) Don Quixote của Cervantes; (8) Faust của Goethe; (9) Kiêu hãnh và định kiến của Austen; (10) Tội ác và trừng phạt của Dostoevsky; (11) Tới ngọn hải đăng của Woolf.
Bước một: Đăng ký những quyển bạn chưa có (và nhớ lấy cả Chiến tranh và hòa bình - Lev Tolstoy, Great Expectations - Charles Dickens và Moby Dick của Herman Melville sẵn khi bạn đang ở đó).
Bước hai: Khi kỳ nghỉ tới, hãy bảo với các bạn bè của bạn rằng bạn mang chúng theo trong buổi liên hoan hay đến nơi cắm trại. Họ sẽ chẳng phản đối đâu.
Bước ba: Đến một chốn xa yên tĩnh nơi không nhận được điện thoại di động hay những thứ tương tự.
Bước bốn: Hãy tiết lộ rằng trên thực tế đây là một buổi liên hoan đọc và rằng hai tuần tới đọc là tất cả những gì bạn đề nghị, ngoại trừ ăn, ngủ và nói chuyện về sách.
Chào mừng bạn đến với trại sách, các bạn trẻ!
NIAL FERGUSON (*)
MINH THƯ chuyển ngữ
__________
(*): Nial Ferguson, giáo sư sử tại Đại học Harvard và là giáo sư quản trị kinh doanh tại Trường doanh thương Harvard. Quyển sách mới nhất của ông là The Ascent of money: a financial history of the world, phát hành tháng 11-2010.

Cái Blog của tôi...


Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Con người là loài 'hư đốn' nhất



So với đa số các loài vật khác, con người sở hữu rất nhiều thói hư tật xấu có thể gây tổn hại đến đồng loại hoặc chính bản thân. 

Chúng ta nói dối, ăn trộm, lừa đảo, chạm khắc hoa văn lên cơ thể, giết người và cả tự tử… Trang LiveScience liệt kê 10 thói tật cố hữu và điển hình nhất của loài chúng ta.

1. Nói dối

Hiện khoa học vẫn chưa biết chắc vì sao con người lại nói dối, nhưng các nghiên cứu cho thấy nói dối là hiện tượng rất phổ biến, và thường xuất phát từ các yếu tố tâm lý.
Theo nhà tâm lý học Robert Feldman thuộc Đại học Massachusetts, nói dối có quan hệ mật thiết với lòng tự trọng. Khi một người cảm thấy lòng tự trọng có nguy cơ bị tổn thương, ngay lập tức họ sẽ tìm cách nói dối.
Theo thống kê, người ta nói dối dễ dàng hơn khi trao đổi công việc qua email, so với khi viết thư tay.

2. Khao khát bạo lực

Một số nhà nghiên cứu cho rằng con người chúng ta “nghiện” bạo lực và điều đó đã được khắc vào bộ gen chúng ta.
Một nghiên cứu năm 2008 kết luận rằng con người cũng ưa thích bạo lực như họ ưa thích tình dục, thức ăn, hay ma túy.
“Loài người chắc chắn được xếp hạng một trong những loài hiếu chiến nhất trên trái đất”, nhà sinh học David Carrier thuộc trường Đại học Utah cho biết.
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng tính bạo lực là một xu hướng tiến hóa ở con người, nó giúp chúng ta trong quá trình sinh tồn. Giáo sư Craig Kennedy tại trường Vanderbilt University giải thích: “Tính hiếu chiến có ở hầu hết các sinh vật có xương sống. Nó cần thiết cho việc tìm kiếm và chiếm giữ những nguồn tài nguyên quan trọng như bạn tình, lãnh thổ và thức ăn.” 

3. Ăn trộm

Có câu “bần cùng sinh đạo tặc”, tuy nhiên, với nhiều người mắc tật ăn cắp vặt, hành vi của họ được thúc đẩy bởi một cảm giác phiêu lưu mạnh mẽ khi “thó” một món đồ linh tinh nào đó. Tật trộm cắp có thể có nguyên nhân khởi nguồn từ trong bộ gen.
Một nghiên cứu thống kê trên 43.000 người cho thấy có đến 11% trong số này thừa nhận từng ăn trộm đồ ít nhất một lần khi đi mua hàng. Họ ăn cắp ngay cả khi thừa sức trả tiền cho món đồ đó.

4. Lừa dối

Theo một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew thì gần 1/5 người Mỹ cho rằng việc gian lận thuế là có thể chấp nhận được và không vi phạm đạo đức. Còn có khoảng 10% số đối tượng nghiên cứu cho biết ngoại tình là không tốt nhưng vẫn thích việc làm này.
Nhiều nghiên cứu cho thấy một kết quả trớ trêu là những người đề cao các tiêu chuẩn đạo đức lại là những người hay lừa dối vợ/chồng mình nhất, bởi cho rằng ngoại tình là hành vi có thể chấp nhận trong một số hoàn cảnh cụ thể.

Đàn ông – nhất là những người thành đạt - thường có khuynh hướng ngoại tình hơn phụ nữ do đam mê tình dục của họ lớn hơn.

5. Dây dưa với những thói quen xấu

Các nghiên cứu đã cho thấy ngay cả khi tác hại của thói quen xấu đã rõ ràng, cũng rất khó từ bỏ chúng.
 “Không phải vì họ thiếu thông tin về hiểm họa của những thói quen xấu”, Cindy Jardine, nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH Alberta, cho biết. “Nhưng rất nhiều người cho rằng “cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ” và vì vậy họ thường thích hưởng thụ cho hiện tại hơn là lo lắng cho một tương lai còn lâu mới đến.”

Jardine nêu ra một số nguyên nhân khiến con người thường dây dưa không từ bỏ các thói quen xấu:
-          Do tính ngoan cố bẩm sinh có ở mỗi người
-          Nhu cầu muốn được xã hội thừa nhận
-          Không có khả năng hiểu rõ bản chất các nguy cơ của thói quen xấu
-          Do thế giới quan cá nhân chủ nghĩa và khả năng hợp lý hóa các thói quen xấu
-          Khuynh hướng nghiện bẩm sinh

6. Ỷ mạnh hiếp yếu

Nhiều nghiên cứu phát hiện hơn một nửa số học sinh phổ thông từng phải chịu ức hiếp ở trường học. Một nghiên cứu thực thiện năm 2009 cho thấy những đứa trẻ hay bắt nạt bạn bè ở trường thì cũng thường hay bắt nạt anh em ở nhà. Vì vậy nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hành vi bắt nạt thường bắt đầu từ gia đình.
Bắt nạt này không chỉ là trò trẻ con. Một nghiên cứu khác cho thấy khoảng 30% người trưởng thành tại Mỹ là nạn nhân của những kiểu bắt nạt của sếp hoặc đồng nghiệp như: chỉ trích, tung tin đồn ác ý, cố tình che giấu thông tin nội bộ, v.v…
“Hành vi bắt nạt thường có tính chất leo thang, một khi bắt đầu nó sẽ càng lúc càng lấn tới”, Sarah Tracy, giám đốc Dự án Wellness and Work-Life tại ĐH Arizona State, cho biết.
Theo các nhà tâm lý, sở dĩ người ta thích bắt nạt kẻ yếu hơn là để khẳng định địa vị và quyền hành. 

7. Hành hạ cơ thể bằng các thủ thuật làm đẹp

Mặc dù ngày càng có nhiều người là nạn nhân của lạm dụng mỹ phẩm hoặc phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng lượng người sử dụng các dịch vụ thẩm mỹ vẫn không ngừng tăng lên. 

Động lực mạnh mẽ nhất khiến nhiều người, nhất là phụ nữ, theo đuổi các thủ thuật thẩm mỹ tốn kém, mất thời gian là do ước muốn được trẻ đẹp, hoặc chỉ đơn giản là do “đua đòi”.
Sắc đẹp luôn là một cám dỗ khó cưỡng với hầu hết chúng ta, và thường đem lại nhiều cơ hội cho những người sở hữu nó. Như lời nhà tâm lý học Diana Zuckerman-Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia (Mỹ) về Phụ nữ và Gia đình thì: “Chúng ta đang sống trong một xã hội “xem mặt bắt hình dong””.

8. Căng thẳng

Tâm trạng căng thẳng kéo dài có thể nguy hiểm đến tính mạng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, và cả các bệnh ung thư. Căng thẳng có thể dẫn đến trầm cảm, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hành vi tự tử.
Môi trường làm việc là một nguyên nhân đáng kể gây căng thẳng. Theo thống kê của Tổ chức Công đoàn Quốc tế, hơn 600 triệu người trên khắp thế giới phải làm việc hơn 48 giờ mỗi tuần. 
Áp lực còn đè nặng lên vai những người vừa gánh vác nghĩa vụ làm cha/mẹ, vừa đi làm. 
Các chuyên gia sức khỏe nói rằng tập thể dục và ngủ đủ giấc là hai cách tốt nhất để phòng ngừa stress.

9. Bài bạc

Tật bài bạc cũng có vẻ như đã nằm sẵn trong bộ gen và được lập trình sẵn trong não của chúng ta. Điều này có thể giải thích vì sao hành động liều lĩnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ phá sản này lại phổ biến đến vậy.
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Neuron năm ngoái, khi một người tận hưởng được niềm vui chiến thắng thì một “mạch điện” liên quan đến cảm giác hiếu chiến và ham thắng thua được kích hoạt, từ đó kích động não bộ tiếp tục tham gia vào chuyện cá cược bài bạc. 
Các nghiên cứu cũng cho thấy việc thua bạc sẽ khiến người ta mất kiểm soát mặc dù trước đó họ đã rất lý trí dự kiến số tiền nhất định dành cho việc đánh bạc.

10. Nhiều chuyện

Các nhà nghiên cứu nói rằng loài người có “bản năng” nói chuyện và phán xét người khác, mặc cho việc đó có thể làm tổn thường người khác.
Robin Dunbar, nhà nghiên cứu các loài linh trưởng thuộc trường ĐH Oxford cho biết: “Loài khỉ đầu chó xem việc chải lông cho nhau như làm một cách thắt chặt mối quan hệ xã hội. Loài người chúng ta tiến hóa hơn, và chúng ta xem việc “ngồi lê đôi mách” là chất keo dính trong quan hệ xã hội.”
Theo các nghiên cứu, việc “tán phét” giúp thiết lập mối liên kết giữa các cá nhân, và nó khiến chúng ta có cảm giác được tôn trọng. Tuy nhiên trong nhiều cuộc “buôn dưa lê”, người ta không coi trọng sự thật hay tính chính xác của thông tin, nhất là khi thông tin liên quan đến người thứ ba. 

Nhà tâm lý học Jennifer Bosson thuộc trường ĐH South Florida nói: “Khi hai người “nói xấu” một người thứ ba, họ cảm thấy thân thiết hơn.”
Cao Nguyên (Theo LiveSiecence)

Theo: vietnamnet.vn

Vần thơ vô dụng


Tặng em khi Người không cần tôi nữa 
KHX

không được yêu đâu cần hối tiếc
chỉ mong người chớ quên tình ta
những ngày mình chưa cách xa,
chìm đắm trong một màu mắt biếc.

nhớ một thủa ân ái mặn nồng
mắt môi kề cận, em còn nhớ không
nhớ ngày nào tình còn nồng ấm
giờ vắng em, quạnh vắng căn phòng.

nửa đêm chợt tỉnh viết vần thơ
để sớm mai tặng Người như thường lệ
tia nắng vàng lấp ló khung cửa,
bỗng giật mình, ta đã không còn nhau.

buông vội cây bút, rời trang giấy
đọc lại vần thơ đang bay nhảy,
vô tình như em vẫn còn đây
tội nghiệp mi! câu thơ giờ vô dụng.

không có em, ai cho ta vui thú
ai cho ta những ước mơ một thời
ai cho ta sóng gió chiều thứ bảy,
những giận hờn bên rặng liễu Hồ Tây.

24-9-2011

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Người rách bóng




Truyện ngắn. Thái Bá Tân

Dạo ấy tôi trẻ và còn hăng lắm. Chưa vấp váp, chưa khổ đau, cứ  ngẩng cao đầu bước đi giữa phố. Những bước đi tự tin không biết sợ và thường được nhấn thêm bằng đế đôi giày da bóng lộn.

Một hôm tôi chững chạc bước như thế trong công viên thành phố, còn thích thú di di gót giày sau mỗi bước đi. Lúc ấy là xế chiều một ngày đầu đông nắng đẹp. Công viên ít người, gió từ hồ Bẩy Mẫu thổi nhẹ, các luống hoa mới được tưới tươi rói, không tỏa mùi hương mà mùi đất hăng nồng. Vâng, tôi bước đi như thế với cảm giác lâng lâng, yêu đời và yêu mình.

“Ối!” bỗng ai đó kêu lên đau đớn.

Tôi giật mình đứng lại. Trên ghế đá ngay bên cạnh có người đang ôm mặt nhăn nhó. Đó là một ông già khoảng sáu mươi lăm, bảy mươi tuổi, tóc bạc gần hết, đeo kính mắt tròn gọng kim loại, mặc bộ vét màu lông chuột đã cũ nhưng khá tươm tất, tuy hơi rộng so với thân hình gầy yếu của ông. Chiếc cà vạt rất ngay ngắn trên cổ nhưng hơi nhàu. Chiếc mũ phớt bằng vải dạ bóp lõm phía trước đã sờn bóng ở các mép gờ. Chiếc ba-toong tựa bên ghế, hơi ngắn vì dùng nhiều đã mòn, tay cầm cong cong khảm bạc. Tóm lại, vẻ ngoài của ông toát ra cái gì đấy cổ kính một cách lạc lõng, một trí thức cũ không muốn hoặc không thể hòa nhập với cuộc sống mới.

Tôi nhìn đôi mắt sáng ươn ướt chắc vì đau của ông già:

“Thưa bác, có chuyện gì thế ạ?”

Ông già ngước nhìn lên. Một khuôn mặt nhân hậu đầy nếp nhăn và những nốt đồi mồi.

“Anh đang dẫm lên bóng tôi, anh bạn trẻ ạ. - Ông nói bằng tiếng Pháp. - Xin làm ơn bước sang bên”.

“Dẫm lên bóng? - Tôi ngạc nhiên thầm nghĩ. - Dẫm lên bóng mà lại đau, đến mức phải ôm mặt?” Chỉ lúc ấy tôi mới để ý thấy chiếc bóng ông dưới chân mình. Mặt trời đã ngả về tây, không bị mây che nên sáng rực, chiếc bóng vì vậy khá dài, dù ông ngồi trên ghế. Tôi dẫm đúng vào vai chiếc bóng ấy.

“Vâng, xin làm ơn đứng xê ra hộ. Nhanh lên”.

Tôi vội lùi lại. Thật kỳ lạ. Chiếc bóng của ông bị kéo rê theo gót giày tôi như thể nó dính vào đấy. Trong khi đó ông già cúi xuống, nhẹ nhàng làm động tác luồn hai tay nâng chiếc bóng lên, kéo về phía mình. Rồi ông nhỏm dậy bảo tôi giơ chân để ông gỡ một góc chiếc bóng khỏi đế giày. Thì ra nó bị vướng một chiếc đinh. Thời đó, để gót giày không bị mòn vẹt, người ta thường đóng một lớp cao su bên dưới. Lớp cao su của tôi bị sứt một góc, để lộ mấy chiếc đinh. Chắc vì thế nó mới làm ông già đau.

“Anh xem này, nó bị thủng mấy chỗ!” - ông già nói rồi giơ ngón tay chỉ, nhưng tôi không thấy gì.

Tôi nhìn ông nâng niu đỡ chiếc bóng trên tay, ngạc nhiên đến mức không thốt nên lời. Trông nó như tấm vải lụa thật mịn, mỏng và nhẹ, màu xanh thẫm chứ không hoàn toàn đen như thoạt tưởng.

“Lần sau xin anh nhẹ chân và cẩn thận nhìn xuống lúc đi đường”. Ông già khẽ nói, vẫn bằng tiếng Pháp, thứ tiếng Pháp của những năm bốn mươi thế kỷ trước.

Ông thận trọng trải chiếc bóng xuống đất vào vị trí cũ.

Không phải không thoáng lo sợ, tôi ấp úng xin lỗi rồi vội bỏ đi, vẫn chưa hết bàng hoàng với những gì mới xẩy ra.

Nửa tháng sau tôi lại đi dạo trong công viên, lại thấy ông già ấy ngồi sưởi nắng trên chiếc ghế đá quen thuộc. Dưới chân ông là chiếc bóng đang lặng lẽ nằm yên. Tôi bước nhẹ chân, cố không dẫm lên nó.

“Cảm ơn”, ông già nói khi nhận ra tôi, mỉm cưòi yếu ớt.

Cảm ơn vì tôi đã tránh không dẫm lên chiếc bóng! Thấy ông thân thiện, tôi nhìn xuống nửa ghế trống ra ý muốn ngồi cùng. Ông gật đầu. Thực ra tôi chẳng hào hứng gì khi tiếp xúc với một người kỳ dị như ông, nhưng sự tò mò không cho phép cưỡng lại.

Trông ông có vẻ ốm yếu hơn trước, như người đang bệnh, lưng hơi còng, đôi mắt sáng có phần đờ đẫn.

“Không ngờ cú dẫm của anh hôm nọ làm tôi đau đến thế. - Ông nói. - Nhưng tôi không trách vì anh chỉ vô tình. Người trẻ thường hay vô tình”.

“Cháu xin lỗi, - tôi đáp. - Thế... Thế cái bóng của bác lành lại chưa ạ?”

“Chưa. Tồi tệ hơn, vết thương còn lây sang chỗ khác. Nên tôi mới thế này”.

Tôi do dự một chốc rồi rụt rè hỏi điều cứ làm tôi băn khoăn mãi:

“Thú thật với bác, cháu không hiểu vì sao ai đó có thể thấy đau khi bóng mình bị người khác dẫm lên”.

“Đơn giản vì anh bạn còn trẻ. Khi người ta già, từng trải, nếm hết mọi cái vui, cái buồn của đời, người ta sẽ trở nên nhạy cảm hơn với nỗi đau của mình và của người khác. Vì trẻ, anh chưa thấy đau, thậm chí chưa bao giờ nghĩ nghiêm túc rằng cái bóng là một bộ phận không thể tách rời của anh. Tôi dám chắc nhiều khi anh chẳng chút băn khoăn để bóng anh rơi xuống chỗ bẩn?”

Tôi gật đầu một cách thành thật.
     *
Lần sau vào công viên, từ xa tôi thấy ông già đang ôm ngực, cúi người trên ghế đá. Chiếc bóng dưới chân không còn dài, màu cũng trở nên nhợt nhạt hơn. Nghĩa là bệnh ông nặng hơn. Vết rách trên chiếc bóng chắc rộng lắm, có thể đã lan khắp nơi, hoặc sưng tấy, mưng mủ mà tôi không  thấy. Tôi ái ngại nhìn ông, lòng bứt rứt và không dám lại gần.

Lần sau nữa thì chẳng thấy ông đâu. Có lẽ ông đã chết. Chết vì vết thương tôi vô ý gây nên.

Từ ấy đến nay đã nhiều năm trôi qua, nhiều đến mức bản thân tôi cũng trở thành một ông già, thỉnh thoảng cũng ra công viên ngồi sưởi nắng. Tôi vẫn thường nghĩ tới ông già có chiếc bóng rách ấy với mặc cảm day dứt của người có lỗi.

Thỉnh thoảng cũng có người vô ý dẫm lên bóng tôi, nhưng tôi chưa bao giờ thấy đau. Việc này, thú thật, có làm tôi hơi buồn. Chẳng cắt nghĩa nổi vì sao, nhưng cứ buồn. Tôi không là người mê tín, không tin vào phép lạ và các chuyện ma quỉ. Đến bây giờ tôi vẫn không hoàn toàn tin chuyện đã xẩy ra với ông già kia mà tôi có phần can dự. Nhưng cũng không hoàn toàn phủ nhận.

Chí ít thì sau cái chết của ông, bao giờ tôi cũng nhắc mình cẩn thận không để bóng rơi vào chỗ bẩn, không dẫm lên bóng người khác và cũng không để người khác dẫm lên bóng mình. 
     Hà Nội, 2003

Nguồn: Thaibatan.com

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Tôi vẫn viết


Tôi vẫn viết
 Như ước mơ từ thủa nhỏ
Không theo tôi quyết liệt
Nhưng đủ ám ảnh cả đời
Tôi vẫn viết
Những khao khát cuộc đời
Được một lần bay giữa bầu trời
Được một lần bơi giữa biển khơi
Được thăm thú cuộc sống muôn người…
Trên dải đất với tên gọi: Việt Nam
Và tôi viết về những điều đơn giản
Những người nông dân
                   Bám lấy ruộng đồng
Những người ngư dân
                   Bám lấy biển Đông
Những người công nhân
                   Vì không còn đất
                   Để làm nông dân

Tôi sẽ viết
Vần thơ đều đặn
Câu văn rất ngắn
Nhưng có những ngọt mặn
Của giọt mồ hôi
Và giữa biển khơi
Chỉ còn là giọt máu
Sắp rơi…

Dù đi đâu viết gì tôi vẫn nhớ
Lời dậy mẹ cha hồi thơ bé
Cuộc sống vốn nhiều màu như bức vẽ
Người họa sĩ gửi gắm tâm hồn.
Con hãy sống bằng cả trái tim
Với những điều thật nhất
Tôi vẫn viết
Như ước mơ thủa nhỏ
Không theo tôi quyết liệt
Nhưng ám anh cả đời.

1h25’ 19-92011. 
Kienhoxuan

TOP những cái chết lãng xẹt vì yêu


 1. Chàng và nàng rong ruổi trên chiếc xe gắn máy qua con đường thu vàng rực đầy lá me bay. Gió thu thổi tóc nàng bay bay, cọ vào má chàng. Nàng mỉm cười hạnh phúc gục đầu vào vai chàng, đặt nhẹ nụ hôn nóng bỏng ướt át vào cổ chàng, thì thầm thật khẽ lời yêu thương. Chàng ngoái cổ lại hôn vào trán nàng. Họ đâm vào đít chiếc xe tải đi đằng trước, chàng gãy cổ. Đưa vào bệnh viện, bác sĩ bảo: “Gia đình khiêng về lo ma chay”.
2. Chàng và nàng dạo chơi bên đầm sen. Những đóa sen hồng tỏa mùi hương ngát trong nắng chiều. Nàng thỏ thẻ đòi chàng chứng tỏ tình yêu bằng một bó sen thơm. Chàng gallant, lại biết bơi nên không sợ chết đuối. Nàng hạnh phúc nâng niu bó sen suốt trên đường về. 3 hôm sau sen tàn, chàng cũng sốt cao rồi lên cơn uốn ván, do dẫm chân phải cái đinh gỉ ven bờ đầm. Đưa ma chàng, đã hết mùa sen.
3. Chàng đội mưa trong đêm, nhảy tường công viên hái cho nàng một bó hoa vạn thọ. Nàng chơi dương cầm, mắt nhòe hạnh phúc khi thấy chàng hiện ra trong đêm mưa: “Tôi là khách qua đường, xin em hãy nhận lấy!”. Nàng trao chàng nụ hôn thơ ngây đầu đời. Chàng sung sướng lảo đảo đi về, qua đầu ngõ, bị dại xồ ra cắn. Ngày ra đi, bọt mép chàng xùi trắng hơn bong bóng nước đêm mưa
4. Nàng xinh đẹp giỏi giang và là “gái đoan trang dễ đâu làm quen”. Chàng từ lâu, toàn tâm toàn ý gửi trọn con tim cho hình bóng nàng. Kịch bản cổ điển được dàn dựng: Nàng sẽ bị một đám du đãng (bạn chàng giả danh) vây bủa, chàng sẽ tả xung hữu đột phò giai nhân thoát hiểm. Mọi việc đều hoàn hảo, trừ miếng đòn cuối hạ gục tên đầu sỏ, chàng hứng chí song phi quá độ, mất đà đập đầu vào tường. Chẩn đoán rạn xương sọ não, chảy máu trong. Chàng sống thêm nửa ngày rồi… tắt thở.
5. Chàng bao giờ cũng mơ mộng lãng mạn về người mình yêu, rón rén nhẹ nhàng đến sau lưng và quàng tay ôm chặt cổ nàng thật lâu. 2 người lặng im không nói, nghe tình yêu bay lên, bay lên. Một hôm chàng đang ăn mận trên phòng, nàng đến nhà chơi chào bố mẹ chàng rồi khẽ khàng lên gác. Chàng đang ngửa cổ khoan khoái nhai mận, bị nàng ôm choàng từ sau lưng, hột mận tụt xuống cổ rồi tắc luôn trong vòng tay. Sau ít phút yêu lặng lẽ, nàng nhận thấy tim chàng hết còn đập thình thịch như lúc đầu, mà đã… ngừng luôn.
6. Kỉ niệm một năm ngày yêu nhau, chàng mua tặng nàng chiếc nhẫn mặt kim cương để ngỏ lời cầu hôn. Hồi hộp, chàng đứng trước gương trong toilet tập tành mãi từng ánh mắt nụ cười cử chỉ. Mồ hôi ra ướt hết cả tay, chàng để rơi chiếc nhẫn vào bồn tắm. Cúi xuống nhặt, chàng bị trượt chân đập đầu vào thành bồn tắm, đúng chỗ có cái móc quần áo của bộ vét chàng sẽ mặc tối nay nhọn hoắt nhô lên. Chàng chết, giai vẫn còn tân.
7. Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến. Chàng và nàng cưới nhau. Đêm tân hôn, chàng và nàng tắm bồn nước nóng phủ hoa hồng thơm tho, cùng nhau ăn một bữa hải sản rượu vang trong ánh nến bập bùng. Họ hôn nhau và chàng xốc nàng lên, từ từ bước tới chiếc giường cưới trắng tinh. Rèm buông xuống và ít phút sau, chàng gầm lên một tiếng nho nhỏ rồi đổ sụp. “Lướt gió trên lưng ngựa”, và thế là chàng ra đi mãi mãi.
8. Chàng và nàng gặp lại nhau sau 10 năm xa cách. Kỉ niệm buổi hôm nào yêu nhau dưới gốc cây xà lách số hai phần ba ùa về, trong thoáng chốc chẳng còn những ngại ngùng, những ngậm ngùi của tuổi già. Trong hơi thở gấp gáp, cả hai trao nhau những nụ hôn nồng cháy, dài bất tận như hàng bao thế kỉ rồi chưa được thỏa. Rồi bất chợt, chàng vùng vẫy, giẫy giụa. Nàng nhận được “tín hiệu” lại càng hôn chàng dài hơi hơn nữa. 10 năm xa cách, nàng đã quên chàng vốn bị viêm mũi mãn tính, để bù đắp cho hai lỗ mũi luôn sụt sịt, chàng vẫn thường thở bằng miệng. Ngày hôm sau trên báo lá cải xuất hiện một dòng tít lớn “Chết do ngạt thở khi đang làm… “chuyện ấy”.
Rất nhiều cái chết lãng xẹt – Đọc ngày đầu tuần để càng thấm thía: Sống được đã may mắn. Được sống lại càng hạnh phúc hơn, nên đừng có bon chen, giành giật khốn nạn, đạp lên nhau và làm điều ác để làm gì. Cẩn thận lại… đi lãng xẹt đấy.

(sưu tầm theo 24h.com.vn) 

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Lời mẹ dặn - thơ Phùng Quán



Phùng Quán

Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.
Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
- Con ơi
trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.

- Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu

Từ đấy người lớn hỏi tôi:
- Bé ơi, Bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
- Bé yêu những người chân thật.
Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ
Nhưng không! những lời dặn đó
In vào trí óc của tôi
Như trang giấy trắng tuyệt vời
In lên vết son đỏ chói
Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.
Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.
1957

Về tác giả Phùng Quán:


Phùng Quán, sinh tháng 1 năm 1932 (1930?), tại quê xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Năm 1945, ông tham gia Vệ quốc quân, là chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101 (tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân). Sau đó ông tham gia Thiếu sinh quân Liên khu IV, đoàn Văn công Liên khu IV.
Đầu năm 1954, ông làm việc tại Cơ quan sinh hoạt Văn nghệ quân đội thuộc Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam (tiền thân của Tạp chí Văn nghệ Quân đội).
Tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo của ông được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1955. Về quá trình viết tác phẩm này, trong di cảo hồi ký "Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào" do Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2007, ông kể nhiều chi tiết rất thú vị về sự ngẫu nhiên và tình cờ đưa ông từ một người lính trở thành một nhà văn và những oan khuất phải gánh chịu nhưng với giọng kể rất hóm hỉnh, không một chút trách móc hay thù hận. Không lâu sau đó, Phùng Quán tham gia phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm bằng hai bài thơ "Lời mẹ dặn" và "Chống tham ô lãng phí" (1957). Khi phong trào này chấm dứt dưới tác động của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Phùng Quán bị kỷ luật, mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao động cải tạo ở nhiều nơi.
Từ đó đến khi được nhìn nhận lại vào thời kỳ Đổi mới, Phùng Quán hầu như không có một tác phẩm nào được xuất bản, ông phải tìm cách xuất bản một số tác phẩm của mình dưới bút danh khác và câu cá ở Hồ Tây để kiếm sống. Vì thế, bạn bè văn nghệ thường gói gọn cuộc đời ông thời kỳ này bằng sáu chữ: "cá trộm, rượu chịu, văn chui".
Năm 1988, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được xuất bản và nhận Giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam hai năm sau đó. Ngoài văn xuôi, Phùng Quán còn sáng tác thơ và có nhiều bài thơ nổi tiếng như: Hoa sen, Hôn, Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe...
Ông mất ngày 22 tháng 1 năm 1995 tại Hà nội. Năm 2010, sau khi vợ ông là nhà giáo Vũ Thị Bội Trâm mất, thể theo nguyện vọng của ông lúc sinh thời, gia đình và bạn bè đã đưa hài cốt ông bà về án táng tại quê nhà: xã Thủy Dương, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Năm 2007, Phùng Quán được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng cùng với Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm.
 (theo vi.wikipedia.org) 


Nhật Ký lan man ngày 18-9-2011.



1. Haizz! Mệt quá. Thở dài sau giấc ngủ chiều. Mình đã ngủ suốt hai tiếng buổi chiều. Vậy là một ngày nữa trôi qua mà mình chẳng làm được gì cả. Tất cả vẫn chỉ là những kế hoạch dang dở. Đọc sách, học tiếng Anh, viết lách, tất cả vẫn vậy. Suốt ngày ngủ và mải chơi. Đọc cuốn “24h một ngày” do Nguyễn Hiến Lê dịch, mình lại cảm thấy mình đang lãng phí quá nhiều thời gian.
Sáng nay, đọc một bài viết về việc thu mua lúa của Nhà nước cho nông dân trên trang mạng Bauxite Việt Nam mà buồn. Không phải đến bây giờ mình mới biết về nó, nhưng nỗi buồn vẫn đọng lại không ít.
Thấy chuyện Nhà nước mua lúa của nông dân mà như trưng thu thời chiến tranh xưa vậy, hay quá lắm là như thời Pháp đô hộ ta. Nói vậy có hơi quá không nhỉ? Khi mà khi giá lúa lên thì Chính phủ ngưng xuất khẩu, hòng hạ giá lúa, để rồi đợi giá xuống, thì chính phủ “thu” mua với giá bèo. Hiệp hội lương thực của nhà nước, ăn lương nhà nước mà làm ăn theo kinh tế thị trường, “ăn” hết cả mồ hôi, công sức của người nông dân. Thử hỏi sao chịu được. Nhà mình trước kia cũng trồng lúa, nhưng đó là thời của nghèo khó. Giờ bỏ cây lúa, chuyển qua cây cà phê cũng khá hơn chút. Nhưng nếu ai và ở đâu cũng vậy thì nước ta lấy đâu lương thực. Với lại có những vùng chỉ có thể trồng lúa, chuyển đổi sao được sang cây khác chứ. Cứ mỗi năm nước ta lại mất một cơ số không nhỏ đất nông nghiệp cho các dự án, chủ yếu là sân golf – nhưng thực chất chỉ là chiêu núp bóng cho các dự án bất động sản, mang lại lợi ích cho các nhà đầu từ và cả chính quyền nơi đó nữa.
Thiết nghĩ cần phải có một sự thay đổi nào đó thôi. Sự phân tách giữa nhà nước và các hội của nhà nước. Ví như hội đã ăn lương nhà nước thì phải phục vụ dân chứ không thể tư lợi của dân được. cái này lại liên quan đến xã hội dân sự rồi, để lúc khác sẽ bàn đến.
2.
Vừa rồi xem thời sự thấy bảo phim Việt giờ “xuống” lắm rồi. Mà quả thế thật, ai đời các hang phim nhà nước thì toàn làm phim gì và chiếu ở tận đâu ấy, có chăng thì chiếu nhiều ở trên vtv thôi. Người ta ( tức cái chương trình thời sự) bảo rằng các hang phim tư nhân không mang tính nghệ thuật cao, cũng đúng, nhưng phim thì phải có người xem chứ. Tư nhân bỏ tiền làm phim thì họ phải làm sao cho có lãi chứ. Đâu như hang phim nhà nước sống bằng thuế của dân đâu. Bảo rằng nhà nước không đầu tư đủ kinh phí, vậy cái vụ 42 tỷ ở cục điện ảnh thì sao chứ. Số tiền ấy chả lẽ không đủ để quảng bá cho phim của Nhà nước à.
Thiệt tình bây giờ cái gì mà liên quan đến nhà nước dường như chả có gì là tốt đẹp cả. 

Nhật Ký Lan Man ngày 17-9-2011


Hôm nay đi thi hộ một người bạn nhưng không thành công. Kể cũng buồn vì mình không giúp được gì cho bạn, nhưng dường như đó lại là điều mình muốn xảy ra. Kể cũng hơi mâu thuẫn, có lẽ vì bạn mình đã quá mải chơi, mà mình lại không thích như thế. Mình muốn bạn phải học cho ra học, chơi ra chơi, đằng này, bạn lại quá mải chơi. Mình khuyên mãi thế nào cũng không được. Thôi thì đành phải “ác” một lần vậy.
Mình vốn ghét sự giả dối, dù là vô hại đi chăng nữa. Thi thoảng đùa vui nhau còn được, chứ bình nhật mà luôn dối trá thì thật là khó chịu. Bạn cứ viện lý lẽ đó là lời nói dối vô hại, nhưng đâu biết rằng niềm tin trong mình với bạn dần tan biến. Hay bạn cố tình làm vậy để mình rời xa bạn. Không! Mình không thể tin bạn là người như thế. Bởi mình vẫn thường bảo bạn rằng, thà cứ nói thẳng dứt khoát một lần, còn hơn để day dứt về sau. Mà bạn vẫn cứ dùng dằng, nửa chối từ, nửa đồng ý. Mình cũng không hiểu. Chẳng nhẽ để sống ở đời là phải vậy sao.
Thời buổi này tìm được một người thật thà chẳng lẽ quá khó chăng? Người ta chả bảo “thật thà có mà ăn cám” đấy à. Trời ạ! Thế thì mình biết tin vào đâu bây giờ. Thôi thì những cái cần bỏ qua thì cứ bỏ qua, cái gì thấy cần tin thì cứ tin thôi. Để mà sống, để mà vui vẻ sống với cuộc đời chứ. Khỏi phải suy nghĩ nhiều.

Thật ra cũng không thể đổ lỗi cho bạn được, có lẽ do mình nghĩ nhiều thôi. Chứ có ai là muốn nói dối bao giờ đâu. Ham chơi, ai mà chả ham cơ chứ. Vấn đề là biết điểm dừng của nó thôi. Nhưng dù sao, mình cũng vẫn yêu bạn và muốn được cùng bạn song hành đến những điểm dừng chân trong cuộc đời. Dù cả mình và bạn đều biết, đó là môt quá trình gian nan và đầy thử thách. Nhưng tin rằng, phần còn lại của sự sống trên thế gian này, bạn và mình sẽ có được những điểm dừng chân lý tưởng cùng nhau.


Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Danh ngôn về Áp bức



- Ngài có thể trói cơ thể tôi, buộc tay tôi, điều khiển hành động của tôi: ngài mạnh nhất, và xã hội cho ngài thêm quyền lực; nhưng với ý chí của tôi, thưa ngài, ngài không thể làm gì được.
You can bind my body, tie my hands, govern my actions: you are the strongest, and society adds to your power; but with my will, sir, you can do nothing.
George Sand

- Sự áp bức chỉ tồn tại được nhờ sự im lặng.
Oppression can only survive through silence.
Khuyết danh

- Anh vẫn còn quyền lực với người khác chừng nào anh chưa lấy đi mọi thứ của họ. Nhưng khi anh cướp đi của một người tất cả, người đó không nằm trong vòng quyền lực của anh nữa.
You can have power over people as long as you don't take everything away from them. But when you've robbed a man of everything, he's no longer in you power.
Aleksandr Solzhenitsyn

- Thật đau khổ cho một quốc gia mà nền văn học cắt giảm vì sự cản trở của thế lực. Điều này không chỉ xâm phạm quyền tự do báo chí mà còn đóng kín trái tim của một dân tộc, cắt xén trí nhớ của nó.
Woe to that nation whose literature is cut short by the intrusion of force. This is not merely interference with freedom of the press but the sealing up of a nation's heart, the excision of its memory.
Aleksandr Solzhenitsyn

- Những năm tháng đó chỉ có kẻ chết mỉm cười.
It was a time when only the dead smiled, happy in their peace.
Anna Akhmatova

KHX sưu tầm

Tất cả là cuộc sống!


Có những ước mơ sẽ vẫn chỉ là ước mơ dù cho ta có nỗ lực đến đâu nhưng nhờ có nó ta mạnh mẽ hơn, yêu cuộc sống hơn và biết cố gắng từng ngày

Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi bởi nguời hứa đã không còn nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết hi vọng và mong chờ.
Có những ước hẹn cũng sẽ chỉ là ước hẹn nếu một mai một người đã bỏ đi, nhưng nhờ có nó đã có những giây phút thật sự tuyệt vời.
Có những nỗi đau vẫn mãi là nỗi đau một khi ta không thể thoát khỏi chúng, nhưng nhờ có nó ta đã trưởng thành hơn
Có những sai lầm sẽ mãi là sai lầm và ta đau khổ khi nhận ra mình sai lầm nhưng nhờ có nó bỗng giật mình: điều sai lầm duy nhất của ta là phủ nhận những gì trái tim ta thật sự cảm nhận.

Có những lần tình cờ gặp nhau đơn giản chỉ biết mặt nhau hay thậm chí chẳng để ý tới, nhưng nhờ có nó ta chợt nhận ra : vô tình gặp nhau ba lần đó là nhân duyên.
Có những người bạn đơn giản chỉ là người quen, nhưng nhờ có họ ta nhận rằng tên bạn thân của ta tuyệt vời lắm.
Có một nguời sẽ luôn chỉ là một của thế giới nhưng mãi mãi là cả thế giới của một người và nhờ có người ấy ta đã có một tình yêu.
Có những cuộc tìm kiếm đơn giản chỉ là tìm kiếm nhưng nhờ có nó ta hiểu rằng tình yêu là giữa một biển người vẫn tìm thấy nhau.
Và sẽ có những người làm nên tất cả vì họ có ước mơ; họ tin vào lời hứa; họ có những lời ước hẹn; họ đã trưởng thành từ nỗi đau; họ nhận ra sai lầm; họ có một người bạn thật sự và vì bên họ còn có một tình yêu.
Tất cả là cuộc sống!

CÓ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG THỂ QUÊN TRONG CUỘC SỐNG


 

1. Cho mọi người nhiều hơn là họ mong chờ và hãy làm điều đó thật nhiệt tình.
2. Ghi nhớ những bài thơ bạn yêu thích.
3. Đừng vội tin những gì bạn nghe.
4. Khi bạn nói yêu ai đó, hãy hiểu hết nghĩa của những từ ngữ ấy.
5. Khi bạn nói xin lỗi, hãy nhìn vào mắt người bạn đang xin lỗi.
6. Hãy đính hôn ít nhất là 6 tháng trước khi bạn kết hôn.
7. Tin vào tình yêu từ cái nhìn đầu tiên.
8. Đừng bao giờ cười vào những ước mơ của người khác.
9. Hãy yêu một cách sâu sắc và đam mê. Có thể bạn sẽ bị tổn thương, nhưng đó là cách duy nhất bạn học sống một cách hoàn hảo.
10. Khi không đồng ý điều gì, hãy đấu tranh một cách công bằng.
11. Đừng phán xét ai qua nhân thân hay hoàn cảnh xuất thân của họ.
12. Hãy bắt chính mình nói chậm nhưng suy nghĩ nhanh.
13. Khi ai đó hỏi bạn những câu hỏi mà bạn không muốn trả lời, hãy mỉm cười và hỏi lại "Tại sao bạn lại muốn biết điều đó?"
14. Một tình yêu lớn và những khám phá vĩ đại cũng bao gồm những rủi ro to lớn.
15. Hãy liên lạc với mẹ bạn thường xuyên nếu bạn sống xa nhà.
16. Theo đuổi 3 điều: tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác và có trách nhiệm với những việc mình làm.
17. Đừng để 1 cuộc đấu khẩu nhỏ làm tổn thương 1 tình bạn lớn.
18. Khi bạn nhận ra bạn vừa gây ra lỗi lầm, hãy nhanh chóng sửa sai.
19. Mỉm cười khi nhấc điện thoại lên, người gọi sẽ nghe được điều đó trong giọng nói của bạn.
20. Tranh thủ thời gian ở một mình.
21. Hãy mở rộng đôi cánh tay bạn để thay đổi, nhưng đừng để mất đi giá trị của chính mình.
22. Hãy nhớ sự im lặng thỉnh thoảng là câu trả lời tốt nhất.
23. Đọc nhiều sách. Tivi không thay thế được điều này.
24. Sống 1 cuộc sống tốt và đức hạnh, để sau này về già nghĩ lại, bạn sẽ muốn sống 1 cuộc đời như thế lần thứ hai.
25. Mức độ tình yêu trong gia đình bạn luôn là nền tảng cuộc sống của bạn. Tất cả những gì bạn làm là tạo một mái nhà thanh bình và hoà thuận.
26. Khi bạn bất đồng với người yêu, hãy chỉ đề cập đến vấn đề hiện tại, đừng đụng chạm đến quá khứ.
27. Đừng chỉ nghe những gì người ta nói, hãy nghe tại sao họ nói như vậy.
28. Chia sẻ kiến thức của bạn. Đó là cách để khám phá ra sự bất tử.
29. Hãy đối xử tử tế với thiên nhiên.
30. Đừng bao giờ làm gián đoạn khi bạn đang được khen ngợi.
31. Ý thức được công việc của mình.
32. Đừng tin ai đó khi người ấy không nhắm mắt trong lúc bạn hôn người ấy!
33. Mỗi năm 1 lần, hãy đi đến nơi nào mà bạn chưa từng đến.
34. Nếu bạn làm ra nhiều tiền, hãy giúp đỡ mọi người. Đó là tài sản giá trị nhất.
35. Hãy nhớ, 1 mối quan hệ tốt nhất là khi tình cảm của bạn dành cho người đó vượt lên trên những gì bạn cần ở họ.
36. Hãy chiêm nghiệm thành công của bạn dựa trên những gì bạn phải từ bỏ để có được nó.
37. Sống với sự hiểu biết và kiến thức.
38. Đôi lúc cũng phải yêu và… nấu ăn một cách liều lĩnh


KHX Sưu tầm trên Internet. 

Thư viết cho em


Gửi em yêu của anh!

Mặc dù ngày nào anh cũng nhắn tin hay gọi cho em chỉ đơn giản là để hỏi xem em đang làm gì, đã ăn cơm chưa, việc học của em thế nào, hay chỉ để nói với em là anh đang nhớ em và anh yêu em rất nhiều nhưng anh vẫn cứ muốn gọi điện cho em mãi thôi. Giờ một ngày mà anh không nhắn tin hay gọi điện cho em là anh lại thấy như thiếu cái gì đó. Không biết làm như vậy có phiền em quá không nhưng đối với anh đó là một niềm hạnh phúc lớn.

Em có biết rằng em quan trọng với anh như thế nào không? Từ trước tới nay anh chưa thấy nhớ ai như nhớ em bây giờ, anh cũng chưa thấy yêu ai nhiều như yêu em. Anh không biết mình sẽ ra sao nếu một ngày không có em bên cạnh. Anh sợ lắm, sợ em không nhớ anh, không yêu anh. Anh nhớ em nhiều lắm em có biết không, ngay cả khi anh được ở bên cạnh em thì anh vẫn cảm thấy nhớ em vô cùng, cái cảm giác đó anh không thể nào giải thích được, có lẽ vì anh yêu em nhiều quá.

Từ lúc anh quen biết em, cuộc sống của anh đã thay đổi rất nhiều, với bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu niềm vui, cuộc sống thêm tươi đẹp hơn, với nhiều sắc màu. Trước khi quen em anh chưa yêu người con gái nào, số phận đã an bài cho anh được biết em, chính em đã gõ cửa trái tim anh. Anh đã tự nhủ với lòng mình rằng em chính là một nửa kia mà anh đang đi tìm kiếm, nhất định anh không để tuột mất em. Cuối cùng anh cũng có được tình yêu của em dành cho anh, anh thấy mình thật hạnh phúc. 

Cảm ơn em, cảm ơn vì tất cả. Chúng mình sẽ mãi yêu nhau như bây giờ em nhé, mãi mãi không bao giờ rời xa nhau. Em đã mang đến cho anh cảm giác ngất ngây trong tình yêu, một cảm giác bất tận mà anh không thể nào nói hết. Cho dù mai này có thế nào đi nữa thì tình cảm mà anh dành cho em sẽ không bao giờ thay đổi, những điều mà anh làm chỉ dành cho em bởi vì anh mong có một điều là muốn em được hạnh phúc. Anh nhớ và yêu em nhiều!



Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Thơ hay sưu tầm

Vốn đã đăng trên trang kienhoxuan.blogspot.com, nhưng sẵn tiện đây là trang thơ văn mà không có thì quả là đáng tiếc khi một bài thơ hay như vậy mà bỏ qua trên chiếu văn này. Xin giới thiệu cùng bạn đọc. 

Cái ấy

Tài tử giai nhân giai thích chí
Chẳng gì hơn cái ấy nữa mà thôi !
Khách văn nhân tài tử ai ai
Sinh cũng đấy mà vui chơi thời cũng đấy
Dầu lá tre, lá vông thì cũng vậy
Hở hang ra coi thấy, dễ càng đau !
Khách tài tình rày ước mai ao
“Mao” cũng thú, mà “vô mao” càng tuyệt thú ! 

Nền gấm lơ thơ tơ liễu rủ,
Cửa son thấp thoáng hạt hồng non
Quyền thế gì một thú con con
Dầu trăm khéo, ngàn khôn thời cũng mắc !
Đố ai biết bên nào là chắc
Dầu có chăng, bên “ấy” nữa mà thôi !
Của bà bà vỗ bà chơi !

Khuyết danh


Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

Thư viết cho em

Heo Ngốc đáng yêu của anh!

Có lẽ đã thật lâu rồi anh không viết thư cho em đấy nhỉ. Anh biết không có những dòng tâm sự này em sẽ buồn và ấm ức nhiều lắm, nhưng anh cũng tin là em sẽ hiểu, sẽ thông cảm cho anh.
Đổi lại cho những dòng tâm sự ấy là sự có mặt hàng tuần của anh bên cạnh em. Những ngày gần bên nhau ấy đã rút ngắn đi nhiều quãng thời gian xa cách em yêu nhỉ? Với anh và em liệu như vậy có đủ không? Có thể làm cho nỗi nhớ nguôi ngoai đi phần nào không? Anh thấy dường như sau mỗi lần ở bên nhau ấy nỗi nhớ như đầy hơn và niềm khát khao có nhau lại thêm cuộn trào... Mặc dù không phải khi nào ta cũng có thể ở bên nhau được, cả anh và em đều có cuộc sống của riêng mình. Những lo lắng trong cuộc sống, học hành nhiều khi chiếm hết thời gian không để cho mình được bên nhau nhiều. Nhưng cứ đến cuối tuần anh lại thấy lòng mình se thắt lại, nỗi nhớ, hình ảnh của em lại ồ ạt tràn về. Có những lúc anh muốn chạy thật nhanh để đến bên em, bởi nhớ em anh không sao chịu nổi; thời gian lúc ấy sao trôi đi thật chậm. Anh phải cố hết sức để có từng phút giây được nuốt trọn khuôn mặt, hình ảnh thân thương ấy trong ánh mắt và lấp đầy khoảng trống trong tim cho thỏa những ngày xa cách. Những giây phút ta bên nhau liệu có đủ để bù đắp vào quãng thời gian xa nhau???
   
Thật ra tối nay anh cũng không có việc gì để làm. Ngồi nghe mấy bài hát lại thấy lòng bâng khuâng lạ, nên anh muốn viết một cái gì đấy để ghi lại cái khoảng khắc nhớ nhung da diết này. Cũng lạ thật em nhỉ, cả ngày nay lúc nào mình cũng nhắn tin, gọi điện nói chuyện với nhau vậy mà vẫn không hết chuyện. Anh từ một người không thích nói nhiều qua điện thoại, giờ yêu em anh lại thành một “lái buôn” đẳng cấp rồi. Những câu chuyện mà anh buôn đó đã đem lại một món lãi khổng lồ: Đó là nỗi nhớ em cứ nhân lên gấp ngàn vạn lần…:d
  
Giờ anh ngồi đây trong nỗi nhớ, mình xa nhau mới 3 ngày mà sao cảm giác thấy lâu quá rồi. Cái cảm giác vô tình ấy làm cho mình khổ sở biết bao nhiêu. Buổi học đầu tiên của ngày đầu tuần trôi qua thật chậm. Cái khoảng không gian của một buổi chiều mùa thu ảm đạm khiến lòng người tĩnh lặng như mặt hồ không một gợn sóng. Mặt hồ tĩnh lặng ấy là để trọn một nỗi niềm thương nhớ em. Đã lâu rồi anh không có nhiều những vần thơ nữa, không phải trong lòng không có cảm xúc, cũng không phải anh muốn thay đổi mình. Thời gian làm cho con người trưởng thành hơn, suy nghĩ chín chắn hơn và tình yêu cũng thế. Tình yêu của anh dành cho em giản dị thôi, đời thường thôi nhưng anh đã mang nó trong từng nhịp thở, trong bước anh đi và trọn cuộc đời. Hành trang của con người trên nẻo đường đời có lẽ cần phải nhiều thứ, phải trở đầy những hoài bảo, khát khao. Đối với anh những điều đó thật cần thiết nhưng chỉ hướng đến một điều là em và gia đình thân yêu của chúng mình… "anh đã mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ. Vì yêu em ngày mai anh thêm vững bước trên con đường dài…”

Cuộc sống của anh trong những ngày bên em thật tuyệt vời, nó là bài thơ hay nhất với nhân vật và khung cảnh trữ tình nhất mình đã dành tặng nhau rồi. Hãy dệt mãi, dệt mãi những vần thơ lãng mạn đấy em yêu nhé.
Xa nhau đó là một điều không dễ dàng gì với cả hai chúng ta nhưng không có lựa chọn nào khác nữa. Những ngày dài xa cách đó hãy hướng trọn trái tim về nhau, hãy để cho nỗi nhớ đong đầy hạnh phúc để ngày gặp mặt ngập tràn trong ánh mắt của anh và em. Cho dù có là gì thì cũng không thay thế được em trong trái tim anh dù chỉ một giây phút thôi. Em sẽ buồn và anh cũng vậy. Anh muốn cùng em trải qua tất cả những cảm giác dù là vui hay buồn em yêu ạ. Anh tin em sẽ hiểu và yêu thương anh nhiều hơn.
Và đêm nay, cũng như bao đêm khác, anh lại ngồi nhớ em. Nỗi nhớ em cứ tràn về trong anh, anh muốn thét lên giữa buổi đêm cô quạnh này. Anh nhớ và yêu em nhiều lắm.
Trang thư này sẽ còn kéo dài nữa, nhưng anh biết rằng nếu anh có viết nữa, thì sẽ là những lời âu yếm, yêu thương em, và anh sẽ lại kể lể những kỷ niệm ngày xưa của chúng mình. Giữ sức khỏe, đi lại cẩn thận và học tốt nhé heo ngốc đáng yêu của anh. Nhờ cơn gió gửi tới em yêu cả ngàn nụ hôn cháy bỏng…
Anh yêu em!

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Về sự giật mình ....

Thật buồn cười quá, hôm nọ về nhà, trong lúc ta lang thang trên đường, bỗng ngâm nga mấy câu thơ sau:
“Em rõ ràng không có ở đây
Ai đó giống, mà không thể giống
Nhưng tôi vẫn muốn giật mình xúc động
Được thấy em nhiều ở chốn không em.”
Mình thấy hay hay, liền ghi lại. Quả thực đó cũng là tâm trạng của mình khi phải xa người mình yêu thương. Nhưng mình cũng không ngờ được rằng nó lại giống bài thơ của tác giả Phạm Đình Ân đến vậy. Thật sự thì không phải là mình đạo đâu. Vì cảm xúc của mình lúc ấy là như thế. Tình yêu em trong tôi bây giờ vẫn còn nồng nàn say đắm. Tôi yêu em và luôn nhớ em thật nhiều. Dù rằng cuộc sống này còn nhiều thử thách trước khi tôi và em đến được với nhau. Nhưng tối tin rằng bằng tình yêu mà hai chúng tôi dành cho nhau, tôi và em sẽ đến được đích của tình yêu – Hạnh phúc.
Tôi yêu em và cần em trong cuộc đời này, không có em, cuộc sống đối với tôi là vô nghĩa. Không có em, tôi vẫn phải sống, nhưng một nửa tâm hồn tôi cũng sẽ chẳng còn nữa. Và không chỉ như lời thơ của Phạm Đình Ân, cái giật mình tôi tặng em, là bất cứ lúc nào, có nhiều khi nửa đêm bừng tỉnh, giật mình tôi gọi tên em, có nhiều khi đang lang thang, ngồi một mình tôi luôn nghĩ đến em, nhớ về em. Và nhiều khi, đang ngồi với bạn bè, giật mình chợt nhớ em.
Dưới đây là bài thơ mà tôi lấy từ trên mạng internet. Đúng là như cop thật ấy. Thật ra mình cũng chẳng biết bài thơ này,cho đến hôm trước có người bảo. Mới giật mình tra google, cảm xúc của người đang yêu, đôi khi cũng rất giống nhau.

Những cái giật mình
Phạm đình Ân

Nhiều khi đang đi trên đường phố đông người
Tôi giật mình, sững lại:
Đột nhiên hiện về gương mặt quen thân ấy
Rồi lướt nhanh, thoắt lạ giữa dòng đời.
Em rõ ràng không có ở đây
Ai đó giống, mà lại không thể giống
Nhưng tôi vẫn muốn mãi mãi được giật mình xúc động
được thấy em nhiều ở chốn không em.
Tôi cất đi những cái giật mình
Của một thời tôi yêu em kỳ lạ
để đến sau này lỡ tôi chẳng còn gì để cho em nữa cả
tôi sẽ tặng em những cái giật mình

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Anh nhớ em rất nhiều !


ca khúc: Em ở đâu
st: Chí tài 
ca sĩ: Bằng Kiều 

Em ah`. Lời bài hát cũng là lời tâm sự của anh lúc này. Anh nhớ và yêu em nhiều lắm.Trái tim anh luôn luôn và sẽ mãi yêu em. Cho dù cuộc đời này có như thế nào đi chăng nữa. 

Dưới đây là lời của bài hát: 

"Màn đêm đã buông dần
Đèn hiu hắt cô quành
Nhớ em, anh muốn thét lên
Trong đêm dài

Nằm nhớ những kỷ niệm
Gặp nhau phút ban đầu
Mắt em, ôi đôi mắt ấy!
Anh về nhớ nhung

Em ở đâu giờ này, em ở đâu?
Trong lòng anh từng ngày vẫn nhớ thương em
Em ở đâu? Ngồi buồn nhìn ánh sao đêm
Trên đường khuya một mình lặng bước trong mưa

Em ở đâu giờ này, em ở đâu?
Ôi nụ hôn nồng nàn ngày ấy trao nhau
Nhưng giờ đây một mình phòng vắng đơn côi
Đêm từng đêm gọi thầm gọi mãi tên em

Em ở đâu giờ này, em ở đâu?
Anh ngồi đây từng dòng nhạc viết đến em
Phương trời xa tình này sẽ mãi không phai
Trao về em một người mà anh trót yêu

Anh đã yêu
Anh sẽ mãi yêu em"



Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

Nhớ !!!


Anh nhớ giây phút em cười
Anh nhớ từng vòng tay ôm nhẹ
Và lời em nói mãi yêu anh
Anh nhớ từng giờ ta say đắm
Nụ môi hôn khi đêm vừa buông vội.

Anh nhớ khi bình minh vừa tỉnh
Thêm chút nữa lưu luyến vòng tay,
Thêm chút nữa để nụ hôn nồng cháy.
Anh muốn đêm dài thêm chút nữa
Để đôi ta bên nhau mãi không rời.

Ôi con tim sao bây giờ nhỏ máu
Lệ chực tuôn trên má lúc chia phôi,
Ôi con tim bây giờ sao tiếc nuối
Đón nắng sớm mà như thấy đêm dài.

3-9-2011

Anh yêu em


Nếu một ngày em không còn hiểu anh
Như cột khói xua đi khí trong lành,
Nếu một ngày em không còn muốn hiểu
Ánh nắng chiều đâu níu được trời xanh.

Anh yêu em, anh yêu em nhiều lắm
Đã bao đêm giật mình anh thức dậy,
Bởi trong mơ anh bỗng thấy em buồn
Khóc thật nhiều ở giây phút chia tay.

Đã bao lần trong đêm anh chực khóc
Vì nhớ em, vì muốn bên em hoài
Giật mình khi vòng tay yên lặng
Với khoảng không em sao lấp đầy.

Anh yêu em, anh yêu em nhiều lắm
Muốn lúc nào ta cũng ở bên nhau
Không rời xa dù chỉ là giây phút
Bởi tình ta nay đã quá đậm sâu.

Khi bên em thời gian sao mau hết
Ánh mặt trời cũng dần tắt theo đêm.
Anh ghét lắm, nhìn thời gian trôi mãi
Để ngày mai, ta lại phải xa nhau.

Anh yêu em, anh yêu em nhiều lắm
Anh yêu em hơn bất kỳ điều gì khác
Những hờn ghen cũng chỉ là thoáng chốc
Khi bên em đã vụt tắt mất rồi.

Anh yêu em, anh nhớ lắm kỷ niệm
Chiều Hồ Tây dạo bước vòng quanh
Anh nhớ lắm vòng tay nồng ấm
Xiết lấy nhau trong đêm đầu say đắm.

Anh nhớ em, thầm gọi mãi tên em
Anh đã yêu em, sẽ mãi yêu em. 

 3-9-2011

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

Điều phải đến

My love



Điều gì đến thì nhất định sẽ đến
Nụ hôn này anh quyết chẳng trao ai,
Bởi vì em vẫn rạng ngời như thế
Hút hồn tôi bằng những buổi chiều phai.

Tình anh vẫn thế, nguyên vẹn tháng ngày
Lưu luyến hoài ở những buổi chia tay,
Em ra về để căn phòng hoang lạnh
Ngồi một mình, anh lại nhớ bàn tay.

Bờ môi em ngày nào bỏng cháy
Cuốn lấy nhau quên đi ngày thu lạnh
Cứ ước gì thời gian đừng trôi vội,
Để giữ mãi vòng tay cạnh vòng tay.

Anh không quan tâm ngày qua, quá khứ
Bởi bây giờ, ta đang thuộc về nhau.
Và tương lai, ngày mai là mãi mãi
Sẽ yêu nhau trong suốt cuộc đời.

Điều gì đến cuối cùng sẽ đến
Đám cưới đường xa rước em về
Sống hạnh phúc trong căn nhà yên ấm
Bỏ mặc đời, bỏ mặc những bon chen.

2-9-2011