Một gian nhà trống vắng, chỉ còn lại hai bóng người vào ra. Đàn con thơ ngày nào đã lớn, chúng đã cất cánh bay theo cuộc đời.Đợi chờ gì khi chúng là niềm hy vọng, niềm tự hào của cả một gian nhà. Ta sống là để đền đáp niềm tự hào ấy. Ta sống là để báo công sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Để không còn nữa cảnh hai người đơn độc trong căn nhà nhỏ. Ta Sẽ Trở Về !
Điện Biên _ Niềm Kiêu Hãnh Thế Gian.

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Tản mạn đêm khuya...



Hà nội là nơi con người ta tìm mọi cách để được ở lại, tìm đến với những cơ hội, để mưu sinh trong cuộc sống hàng ngày. Ngày đầu mới bước chân đến đây, tôi cứ ngỡ mọi thứ thật giản đơn, cuộc sống thật yên bình. Nhưng 5 năm sau kể từ ngày ấy, tôi mới hiểu, có thể chưa nhiều, nhưng đủ để biết rằng, tồn tại được ở Hà Nội, không phải dễ.
Hà Nội, cũng như bất kỳ đô thị nào trên thế giới này, cũng có những người giàu, kẻ khó. Và cũng như các thành phố lớn ở Việt Nam, những chuyện môi trường, giao thông ùn tắc, những điều bất cập là không thể tránh khỏi. Cuộc sống mưu sinh khiên người ta phải bon chen, phải cạnh tranh nhau mà sống, mà đi lên. Nhưng có phải ở đâu cũng vô tâm đâu, có phải ở đâu cũng ích kỷ đâu. Vẫn có đấy, những tấm lòng, những người tốt thật sự. Nhưng quả thực, với tôi, việc đó chỉ có ở những người không quá giàu, và gần như tất cả những người tôi tiếp xúc là thế.
Lướt qua những con phố hà nội, nhìn những mớ dây lòng thong trên đầu, nhìn những cửa hàng ăn vỉa hè mang đậm nét đặc trưng hà thành, đó không phải là điểu đáng nói, nếu như, mỗi khi bạn ra ngoài đường, tôi đảm bảo là bạn sẽ nhìn thấy công an, nếu ngày nào mà bạn ra đường không thấy công an, thì đó là một ngày hiếm có lắm đấy, có lẽ cần phải ăn mừng. Dĩ nhiên, không chỉ riêng công an, đó là những CSGT, cơ động, thậm chí là dân phòng nữa, rất nhiều, đâu đâu cũng có… Các bạn thử nghĩ mà xem, nếu mọi thứ yên bình, xã hội phát triển thì có cần nhiều công an, cảnh sát đến thế không? Nhưng phải chăng là để bảo vệ trật tự, an ninh cho xã hội? Không. Chỉ để giảm ùn tắc giao thông mà thôi. Hoặc là để bảo vệ những chỗ được coi là quan trọng về mặt chính trị, như mấy chỗ chính phủ, nhà nước, quốc hội họp hành chẳng hạn. Còn an ninh trật tự, miễn không ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của chính quyền thì có gọi công an cũng chưa chắc đã được giải quyết.
Tôi ví dụ như chuyện móc túi trên xe bus, chuyện cướp giật giữa đêm trên đường Hà Nội. Tôi đã từng chứng kiến những cảnh bọn cướp lao vào đánh người đi đường chỉ để cướp xe máy, điện thoại…; hay như trên xe bus, bọn trộm ngang nhiên hành nghề mà có các bác lái xe dám nói gì đâu, dù nhẵn mặt chúng. Có việc gì, tôi đố bạn ấn 113 mà gọi được cảnh sát đấy. Không thì trên báo người ta chả viết cái loạt bài về việc dân biết kêu ai rồi ( báo tuổi trẻ thì phải).
Đó là chưa kể những nỗi niềm vất vả của vô vàn những người về đây kiếm sống, đó có thể là những sinh viên đi học rồi ở lại, sau khi kiếm được 1 công việc có tiền, nhưng bây giờ cũng phải quãng 5 triệu trở lên. Nhưng đó không phải là điều đáng nói, cái có thể nói ở đây, và sẽ là chủ đề không bao giờ cạn vói những ai muốn viết về nó. Những người lao động phổ thông từ những vùng lân cận Hà thành. Bạn có thể nghe thấy hàng đêm những tiếng rao đêm, bạn có thể thấy những gánh hàng rong mỗi ngày trên đường phố, bạn có thể thấy khi ngồi những quán nước ven đường, những cụ già bán dạo, những em bé đánh giầy… những mớ rau lúc trời chưa sáng, những công nhân lam lũ nơi công trường xây dựng, những nơi mà ta gọi là “chợ người”, những anh, những chú, bác ngồi đợi người đến thuê việc. chủ yếu là phu khuân vác là nhiều.



Nhưng chúng ta có thể thấy nhiều hơn thế, những cậu bé, cô bé ngồi trên những chiếc xe đắt tiền, thả mình vào những cuộc chơi bay bổng… dọc đường, màn đêm, bên cạnh gánh hàng đêm là những thanh niên ưa thích những chuyến phượt đêm.
Và còn nhiều điều nữa mà chúng ta phải nghĩ, phải suy… Cái mà tôi viết ra đây nó không hẳn là một bài viết, nó chỉ ghi lại những ý nghĩ của tôi. Mà biết đâu sau này, tôi có thể từ đó mà viết lên một điều gì đó. Gọn gang hơn, trau chuốt và dễ đọc hơn… vì thế nên bài này nó nằm ở đây…