Một gian nhà trống vắng, chỉ còn lại hai bóng người vào ra. Đàn con thơ ngày nào đã lớn, chúng đã cất cánh bay theo cuộc đời.Đợi chờ gì khi chúng là niềm hy vọng, niềm tự hào của cả một gian nhà. Ta sống là để đền đáp niềm tự hào ấy. Ta sống là để báo công sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Để không còn nữa cảnh hai người đơn độc trong căn nhà nhỏ. Ta Sẽ Trở Về !
Điện Biên _ Niềm Kiêu Hãnh Thế Gian.

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Hội nhập TPP: câu chuyện năng suất lao động và ….


Câu chuyện hội nhập đã được nhắc đến từ lâu, nhưng nó chưa bao giờ cũ. Chúng ta liệu đã sẵn sàng cho việc hội nhập quốc tế. Khi mà trong bất cứ quan điểm nào của Đảng và Nhà nước ta về mọi vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội nói chung đều nhấn mạnh đến một điều: hội nhập quốc tế. Nhưng chúng ta hội nhập đến đâu và làm được gì trong cái công cuộc hội nhập ấy. Nobi có đọc trên vài trang báo đưa lại quan điểm của một ông nào đó rằng: Việt Nam ta đàm phán gia nhập các hiệp định thì rất giỏi, nhưng chẳng làm gì nhiều cho cái hiệp định ấy nó thực sự tốt cho người dân. Là bởi nền sản xuất của chúng ta thực sự chưa tốt, nếu không nói là quá yếu. Một chủ đề đang được nêu ra, đó là chuyện Lào và Cam-pu-chia đang vượt chúng ta trong một số tiêu chí, năng lực cạnh tranh chẳng hạn. Các vị quan chức của chúng ta có lo không, giải quyết nó như thế nào. Khi mà nền kinh tế đang dần chững lại.
Trong cuốn Tại sao các quốc gia thất bại, hai tác giả D. Acemoglu và J.A. Robinson đã cho rằng, một quốc gia kém phát triển, một nền kinh tế yếu là do thể chế chính trị đang điều hành quốc gia đó. Và sự thật đúng là như vậy.
Trở lại câu chuyện năng suất lao động, nhiều người đã phản ứng khi các thống kê cho thấy năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/15 Singapore, 1/5 Malaysia, 2/5 Thái Lan. Nhưng dù có biện minh thế nào đi chăng nữa, chúng ta phải chấp nhận sự thật ấy và tìm cách khắc phục nó. Nguyên nhân thì có nhiều, chúng ta sẽ đề cập đến nó sau, nhưng phải đồng ý rằng, nguyên nhân chủ yếu là do thể chế điều hành đất nước của chúng ta còn quá nhiều yếu kém.
Ví dụ, trong ngành chăn nuôi chẳng hạn, tờ báo Cafebiz.vn đã dẫn ra rằng, năng suất của nông dân Việt chỉ bằng 1/20 nông dân Hoa Kỳ. Tờ báo này đưa ra ví dụ: ở Hoa Kỳ chỉ cần 1 người để nuôi 1000 con lợn, còn Việt Nam là 15 – 20 người. Rồi 1 người Thái Lan có thể quản lý trang trại 20.000 con gà công nghiệp, còn ở nước ta 1 người chỉ có thể quản lý được 5000 con.
Hay như câu chuyện thương hiệu, ông Samir Dixit - Giám đốc Vùng Châu Á – Thái Bình Dương của công ty định giá thương hiệu Brand Finance đã hỏi rằng khi mà Mỹ có Apple, Nhật có Honda, Sony, Ý có Guuci…. Vậy Việt Nam có gì để thế giới biết đến ngoài tà áo dài và chiếc nón bài thơ. Chúng ta có gì? Ngoài những thương hiệu như Trung Nguyên, Vinamilk,… Cũng theo đánh giá của Brand Finance thì tổng giá trị thương hiệu của top 50 thương hiệu Việt chưa bằng 1 nửa giá trị của 1 thương hiệu của Malaysia.
Cái khẩu hiệu "Người Việt dùng hàng Việt" có thể đem lại một chút tác động tích cực đến những doanh nghiệp Việt Nam. Cũng là hàng nhái, tại sao ta cứ dùng hàng Tàu làm gì, chúng ta cũng có ở Vĩnh Phúc cơ mà - ấy là thông tin mà một người bạn làm bên quản lí thị trường của Nô cho biết vậy. Hay trở lại chuyện cái đèn pin dạo trước, quả thật ở cái siêu thị ấy, lượng đèn pin Việt chỉ vài ba cái, quá ít so với cả trăm cái đèn TQ được bày trên kệ hàng. Ấy là chưa kể, những hàng tiêu dùng khác, Nô đi chợ chỉ chọn những cái nào made in Việt Nam mà thôi, dù nhìn nó có kém hơn một tí. Nhưng một người mua thì có thể không ảnh hưởng nhiều đến doành nghiệp, nhưng bạn thử tưởng tượng xem, con dân nước Việt hàng triệu triệu người, ai cũng chỉ mua hàng Việt Nam sản xuất (dĩ nhiên trừ những cái mà ta chưa làm được) thì kinh tế Việt sẽ vang xa đến tận đâu, không khéo lại làm cho Singapore mơ giấc mơ Sài Gòn năm nào ấy chứ. Mà khi kinh tế ta mạnh, thì liệu lão hàng xóm to xác có còn dám vác tàu vào biển của ta nữa hay không.
Đấy! Có thể người ta sẽ gọi nó là hòa nhập chứ không hòa tan là ở chỗ ấy.

Nhưng người làm kinh doanh không thể dựa vào việc khách hàng tự tìm đến được, mà là phải làm sao để khách hàng tự tìm đến mình. Có rất nhiều doanh nghiệp trẻ người Việt đã làm được điều ấy, và biết đâu mai này, Nô sẽ không còn ngồi viết linh tinh vớ vẩn thế này nữa, mà đang bận rộn cái chuyện làm nên thương hiệu nào đó cho nước Việt mình được rạng mặt nở mày ấy chứ. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét