Một gian nhà trống vắng, chỉ còn lại hai bóng người vào ra. Đàn con thơ ngày nào đã lớn, chúng đã cất cánh bay theo cuộc đời.Đợi chờ gì khi chúng là niềm hy vọng, niềm tự hào của cả một gian nhà. Ta sống là để đền đáp niềm tự hào ấy. Ta sống là để báo công sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Để không còn nữa cảnh hai người đơn độc trong căn nhà nhỏ. Ta Sẽ Trở Về !
Điện Biên _ Niềm Kiêu Hãnh Thế Gian.

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

những ngày tôi sống xa Hà Nội



những ngày tôi sống xa Hà Nội 
xa tháng ngày sinh viên còn trọ học
 
xa những con đường lưng người nhễ nhại
 
chụp cảnh tắc đường cũng thành thú chơi.
 

những ngày tôi sống xa Hà Nội 
xa cả những buổi cà phê Cuối Ngõ 
quán bia Văn, lạnh cả những chiều mưa 
trà đá vỉa hè, dẫu bụng chẳng được no. 

những ngày tôi sống xa Hà Nội 
xa chiều nào, hồ Gươm gương cờ đỏ 
rạo rực lòng cùng dòng người hô vang, 
mà cờ ấy, cũng chỉ một sao vàng... 

những ngày tôi sống xa Hà Nội 
những ngày bình dị với quê hương 
cuốc vườn, chăm ao và thưởng thức 
ánh trăng tròn, cảnh hiếm gặp khi xưa....

KHX, 8.7.2012 

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Cây trong vườn: Cây Xoài

nhà mình có 1 cây xoài,quả ăn ngọt phết. mỗi tội ít quả thôi 

Chi Xoài (danh pháp khoa học: Mangifera) thuộc họ Đào lộn hột (Anacadiaceae)còn có tên gọi là quả sài, là những loài cây ăn quả vùng nhiệt đới.

Người ta không biết chính xác nguồn gốc của xoài, nhưng nhiều người tin là chúng có nguồn gốc ở Nam  Đông Nam Á, bao gồm miền đông Ấn Độ, Myanma, Bangladesh theo các mẫu hóa thạch được tìm thấy ở khu vực này có niên đại khoảng 25 tới 30 triệu năm trước.

Trong kinh Vệ Đà có chỉ dẫn tới xoài như là "thức ăn của các vị thần".

 

Lợi ích

 

Vỏ quả xoài chín cũng như quả xoài có tác dụng cầm máu tử cung, khai huyết, chảy máu ruột, dưới dạng cao lỏng với liều 10g cao lỏng cho vào 120ml nước rồi cứ cách một hay hai giờ cho uống một thìa cà phê.

Chữa đau răng, viêm lợi: Vỏ xoài phơi khô 3 phần, quả me 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô tán nhỏ, đắp vào nơi răng đau, lợi viêm đã rửa sạch.

Nhân xoài: được người Malaysia, Ấn Độ và Brazil dùng làm thuốc trị giun sán (liều 1,5 đến 2g sấy khô, tán bột); chữa chảy máu tử cung, trĩ; kiết lị.

Với bệnh kiết lị, nghiền 20 đến 25g nhân với 2 lít nước, nấu kỹ cho tới khi cạn còn hơn 1 lít thì lọc để bỏ bã, thêm vào nước lọc 300 - 400g đường và tiếp tục đun cho tới khi còn 1 lít. Mỗi ngày dùng hai hay ba lần, mỗi lần dùng 50 đến 60g thuốc chế như trên. Đây là công thức của người Philipin

Vỏ thân xoài (dùng tươi hoặc khô): Tươi thì giã vắt lấy nước, được dùng như vỏ quả, vỏ khô dưới dạng thuốc sắc được dùng chữa thấp khớp (đắp nóng bên ngoài), hoặc rửa khí hư bạch đới của phụ nữ. Tại miền Bắc Việt Nam, vỏ được dùng sắc uống chữa sốt hay chữa đau răng.

Nhựa vỏ cây xoài: có màu đen không mùi, vị đắng hắc, ra không khí đặc lại, hoà vào nước chanh dùng bôi trị ghẻ lở.

Lá xoài: được dùng tại một số vùng ở Ấn Độ để nuôi trâu bò nhưng lá già chứa một lượng nhỏ chất độc cho nên nếu trâu bò ăn lâu ngày có thể gây ngộ độc chết trâu bò.

 

KHX sưu tầm. 


--
01697719211
http://kienhoxuan.blogspot.com/

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Cây trong vườn: Cà phê: có thể bạn chưa biết ?


Trước hết cà phê có hai giống chính khác nhau là Robusta và Arabica. Rubusta, như cái tên nó thể hiện, rất là robust, tức là mạnh, là nhiều caffeine, là mất ngủ nhiều. Arabica thì trái lại, ít độc hại hơn, nhưng có nhiều hương thơm (aroma). Nghệ thuật sản xuất cafe bắt đầu từ việc lựa chọn hạt cà phê, và pha một tỷ lệ thích hợp giữa hai giống cafe này.

Thứ hai, hạt đã được chọn phải được rang như thế nào? Người Italy khi đi sang Trung Quốc, Việt Nam, nhìn thấy các ông "nông dân" tập tọng uống cafe rang cafe thì giơ hai tay lên trời mà kêu trời, kêu cha, kêu mẹ. Rang cafe trên chảo "quân dụng" nóng có rắc thêm ít bơ cho khỏi cháy thì aroma nó bay lên trời hết rồi, còn đâu cái vị ngon làm điên đảo nhân loại hàng bao nhiêu thế kỷ. Ở phương Tây, cà phê được rang trong nhà máy, bằng hệ thống toàn bộ kín khí cho đến khi hạt cafe được rang xong và đóng vào túi cũng hút chân không, nên hương vị nó còn giữ được.

Hạt rang xong, trộn xong vẫn chưa phải là hết. Cafe phải được xay cho đúng, không phải cho vào máy xay công nghiệp xay cho mịn là xong. Máy xay cafe xịn, riêng lưỡi dao đã đi vài trăm USD, và cứ 3 tháng lại phải thay một lần, lại phải vi chỉnh bằng cách xay, pha, uống thử dăm lần bảy lượt nữa. Tại sao vậy? Vì bột cafe nếu xay quá thô, thì vị cafe sẽ nhạt, nhưng nếu xay quá mịn thì vị cafe sẽ đắng, vì bị "cháy" trong khi pha. 

Pha cafe bằng phin kiểu mà người Việt Nam gọi là kiểu "Pháp" chỉ là cách pha cafe hạng 3 thôi, nó du nhập được sang Việt nam đơn giản vì nó dễ, không cần kỹ thuật gì cao, mà ai cũng "nhái" theo làm phin pha cafe cả bằng nhôm, bằng nhựa đều dùng được hết.

Cafe hạng nhất phải pha chén nào, xay cafe ngay chén đó. Máy nó pha bằng cách xả hơi nước qua bột cafe nén chặt. Vài mươi giây là xong, không đắng, không chua, không quá độc hại. Mà hương vị nó ngon vô cùng.

1. Arabica: là loại cafe hạt hơi dài, được trồng ở độ cao trên 600m, khí hậu mát mẻ, chỉ được trồng chủ yếu ở Braxin, và chiếm tới 2/3 lượng cafe hiện nay trên thế giới.
Cách chế biến mới là điểm tạo ra sự khác biệt giữa Arabica và Robusta. Quả Arabica được thu hoạch, rồi lên men (ngâm nước cho nở...) rồi rửa sạch rồi sấy. Chính vì thế, vị của Arabica hơi chua, và đây cũng được coi là 1 đặc điểm cảm quan của loại cafe này. Vì thế, nói đến "hậu vị" của cafe là có thật, nhưng không phải là vị chua, mà phải chuyển từ chua sang đắng (kiểu socola ý, sau khi nuốt mới là cafe ngon). Người ta thường ví vị chua đó giống như khi mình ăn chanh, sẽ thấy rất chua, nhưng lập tức thấy được vị đắng của vỏ. Cách cảm nhận vị chua của cafe cũng như vậy.

2. Robusta: hạt nhỏ hơn arabica, và được sấy trực tiếp, chứ không phải lên men, nên vị đắng chiếm chủ yếu, loại này uống phê hơn. Được trồng ở độ cao dưới 600m, khí hậu nhiệt đới, vì thế có mặt ở nhiều nước hơn (Vietnam chỉ trồng loại này), tổng lượng chỉ chiếm 1/3 lượng cafe tiêu thụ trên toàn thế giới.
Quan trọng đối với quá trình sản xuất cafe, tất nhiên cũng từ khâu trồng trọt, đất đai...  nhưng lúc chế biến thì là giai đoạn "rang". Nhiệt độ rang cafe phải đạt 230-240 độ C nhằm tạo các chất thơm, tạo màu (caramel hoá). Đối với Arabica, điều kiện rang không chặt chẽ như Robusta vì nó qua lên men, còn bao nhiêu tính chất cảm quan sau này đều nhờ vào quá trình này cả, nên luôn yêu cầu "rang trong điều kiện trên bề mặt thoáng" . Đúng là cần đủ kín để giữ mùi nhưng không có oxy thì làm sao mà tiến hành phản ứng oxy hoá được? Còn thiết bị rang thì thường hình tròn hoặc trụ nhằm tạo điều kiện đảo trộn đều và phân bố nhiệt tốt.

Còn khi pha cafe, nước là loại ít can-xi nhưng chỉ đun đến khi thấy sủi tăm (khoảng 90-95 độ là tốt nhất, vì nhiệt độ cao sẽ làm bay hơi nhanh và phá vỡ các tinh dầu thơm). Độ mịn của cafe cũng quan trọng nhưng tuỳ theo loại mà sẽ có yêu cầu khác nhau. Về bình pha, có nhiều loại lắm, không có cái nào giống phin cafe ở Vietnam cả, nhưng đa số cũng theo nguyên lý như vậy (nước ở trên, phần lọc và café ở giữa, rồi hứng café bên dưới) nhưng cũng có cái thì ngược lại (cafe ra ở bên trên, nước ở phía dưới). Còn thực tế, người ta đánh giá cafe pha bằng máy ở nước ngoài là đạt tiêu chuẩn vì cafe chỉ pha 1 lần, thời gian tiếp xúc giữa nước và cafe rất ngắn, nhưng vì dân Châu Âu đa số dùng Arabica nên cafe của họ nhạt và chua.
Khi pha, người ta thường pha chế theo tỷ lệ khác nhau để tạo ra "hiệu quả" khác nhau, việc đánh giá cũng thay đổi theo từng người do tác dụng kích thích của cafe lên mỗi người là không giống nhau. Uống vài cốc cafe sẽ có tác dụng tốt, nhưng chỉ cần 10mg caffeine cũng gây chết người rồi. Uống cafe thì dùng thìa cũng được, cái chính là thời gian để cafe lưu trên lưỡi đủ để toàn bộ lưỡi cảm nhận được, còn không thì trước khi uống, phải cho đầu lưỡi vào cốc, rồi sau đó mới uống từng ngụm nhỏ.

KHX Sưu tầm

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Cây trong vườn: Cây cà phê


Tự nhiên mình lại muốn tìm hiểu về các loài cây trong vườn nhà mình. Đầu tiên là cà phê, loài cây đã giúp cho nhà mình không còn đói nghèo nữa.
Sau là các loại cây rau, cỏ, củ, quả trong vườn nhà mình như: chuối, ngô, khoai, sắn, mướp, đay, muống, cà, hành, hẹ…. và rất nhiều nữa. Dần dần mình sẽ tìm thông tin về các loài cây, dù ít dù nhiều….
Và đây là loài cây đầu tiên: Cây cà phê.

Cây cà phê chè (Arabica)
Nhà mình trồng cà phê chè, vùng Tây Bắc nhà mình hợp với giống cà phê này hơn.

Cà phê chè là tên gọi theo tiếng Việt của loài cà phê có (tên khoa học là: coffea arabica) do loài cà phê này có lá nhỏ, cây thường để thấp giống cây chè một loài cây công nghiệp phổ biến ở Việt Nam.
 Hình ảnh mô tả cây cà phê chè

Hình dạng lá hoa hạt cà phê chè.

 
Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới. Cà phê arabica còn được gọi là Brazilian Milds nếu nó đến từ Brasil, gọi là Colombian Milds nếu đến từ Colombia, và gọi là Other Milds nếu đến từ các nước khác. Qua đó có thể thấy Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của họ cũng được đánh giá cao nhất. Các nước xuất khẩu khác gồm có Ethiopia, Mexico, Guatemala, Honduras, Peru, Ấn Độ.
Cây cà phê arabica ưa sống ở vùng núi cao. Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1000-1500 m. Cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4-6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê.
Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Thường thì cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa. Thực tế nó vẫn có thể tiếp tục sống thêm khoảng 70 năm. Cây cà phê arabica ưa thích nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm.
Trên thị trường cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối (coffea canephora hay coffea robusta) vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn. Một bao cà phê chè (60 kg) thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê vối. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng chủ yếu là cà phê vối. Năm 2005 dự kiến diện tích trồng cà phê chè mới đạt khoảng 10% tổng diện tích trồng cà phê cả nước (khoảng 40.000 ha/410.000 ha).
Lý do khó phát triển cà phê chè do độ cao ở Việt Nam không phù hợp, những vùng chuyên canh cà phê ở Việt Nam như Buôn Ma Thuột Đắk Lắk, Bảo Lộc Lâm Đồng… đều chỉ có độ cao từ 500-1000m so với mực nước biển, loài cây này lại nhiều sâu bệnh hại nên không kinh tế bằng trồng cà phê vối nếu trồng ở Việt Nam.
 Nhưng ở vùng Tây Bắc, như các tỉnh Sơn La, Điện Biên thì cây cà phê chè hợp hơn cà phê vối. Và đưa lại hiệu quả kinh tế cao. 

KHX sưu tầm