Một gian nhà trống vắng, chỉ còn lại hai bóng người vào ra. Đàn con thơ ngày nào đã lớn, chúng đã cất cánh bay theo cuộc đời.Đợi chờ gì khi chúng là niềm hy vọng, niềm tự hào của cả một gian nhà. Ta sống là để đền đáp niềm tự hào ấy. Ta sống là để báo công sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Để không còn nữa cảnh hai người đơn độc trong căn nhà nhỏ. Ta Sẽ Trở Về !
Điện Biên _ Niềm Kiêu Hãnh Thế Gian.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Chuyện cái hộ khẩu và cư trú của Người Việt Nam


Nô bi (thôi thì cứ gọi là Nô cho nó ngắn gọn) mới chuyển đến một khu vực xóm trọ mới, 500k một tháng, điện nước cứ phải gọi là đầy đủ. Chuyện chẳng có gì mà nói, nếu như vào một ngày đẹp trời nào đấy, công an phường bỗng nhiên đến gõ cửa từng phòng vào lúc nửa đêm, tức là 0h30' ấy. Cả xóm bị dựng dậy, và người ta kiểm tra nào là chứng minh thư, nào là sổ tạm trú. Không hiểu lúc đấy thế nào mà Nô lại chẳng đưa CMND cũng như mọi thư giấy để chứng minh rằng, Nô chính là Nô chứ không phải là thằng x, con z nào đấy. Mà Nô chính là Nô chứ còn ai là Nô được nữa, chẳng lẽ lại là cái chú Nô-bi-ta ở bên Nhật Bổn. Nhắc đến Nhật Bổn, hình như Nô cũng quen vài bạn bên đấy, cái cô Ma-ri-a hay Ma-ri-ô gì đấy. Nhưng họ cũng chả làm gì Nô, mà chỉ nhắc nhở là đi làm cái tạm trú thôi. Đến tận hôm sau, Nô mới biết, có cái đôi trong dãy trọ phải đưa phong bì cho mấy chú công an phường, nghe như hai bạn ấy đưa 500k nó đòi 1tr k lận nên hai bạn ấy đã cất đi. Nhưng sau bác chủ trọ mang cũng cái 500k ấy đi thì lại nhận ngay.
Lúc Nô lên làm tạm trú thì mấy bạn công an thân yêu ấy cứ nhắc đi nhắc lại rằng, không được đưa bạn gái hay người yêu về phòng ngủ. Và phải có giấy đăng ký kết hôn thì mới được. Thế là Nô hỏi, tại sao lại thế, luật nào cấm trai chưa vợ, gái chưa chồng ở với nhau. Thì mấy bạn chỉ bảo không được là không được.
Nhân đây, Nô cũng nghĩ một tý về cái khoản tạm trú, cư trú, và cả luật hôn nhân và gia đình của chúng ta nữa.
Tra google thì hộ khẩu có nghĩa là cách thức quản lý nhân khẩu của một số nước Á Đông. Và những nước hiện còn dùng hộ khẩu để quản lý nhân khẩu là: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Trong đó, Nhật Bản thì dùng phiếu cư dân (phiếu chứng nhận nơi cư trú) nhiều hơn hộ khẩu. Công dân phải đăng ký cư trú tại đơn vị hành chính nơi đang cư trú. Phiếu cư dân cần dùng cho việc đăng ký nhà đất, xin nhập học, vay ngân hàng hoặc thi lấy giấy phép lái xe… Khi chuyển địa chỉ, dân Nhật chỉ cần đến cơ quan hành chính quận/huyện, điền vào phiếu chuyển địa chỉ rồi nộp cho phòng cư dân. Thủ tục này chỉ mất 15 phút. Khi cần phiếu cư dân, họ điền vào đơn xin cấp phiếu cư dân, nộp lệ phí là xong. Thủ tục này cũng chỉ mất khoảng 15 phút.
Phần còn lại của thế giới hiện nay, cũng không cần và không biết đến hộ khẩu, sao họ vẫn sống tốt nhỉ? Lại nói, ở Châu Âu, người ta đang tính đến việc đi lại giữa các nước thuộc EU mà không cần phải qua hải quan hay kiểm tra giấy tờ tùy thân. Còn ở Việt Nam ta, nếu theo luật, thì cứ ai rời khỏi nơi mình đăng ký thường trú hay tạm trú là phải trình báo với công an khu vực (mình tự báo hoặc chủ nhà nơi mình đến sẽ báo). Vậy thế có được gọi là quyền tự do đi lại và cư trú.
Điều 23, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. 
Nói ra thì dài dòng là thế, nhưng tóm lại là, nếu tôi cứ đi đến bất cứ chỗ nào ngoài nơi tôi có cái hộ khẩu, mà không làm cái thủ tục lưu trú hoặc tạm trú thì khi công an đến kiểm tra thì tôi cứ nộp phạt vào đấy. Vô lý nhờ!
Nếu trong trường hợp có tội phạm thoát ngục, hoặc truy bắt ai đấy thì công an đi kiểm tra còn được, đằng này trời về đêm vẫn thật yên tĩnh cơ mà.
Việt Nam là nhà nước Pháp quyền thì phải sống theo luật chớ, mà mục đích của pháp luật là làm ổn định xã hội, làm yên lòng dân mà. Nửa đêm khua người ta dậy thì lòng dân chắc là chả yên được rồi.