Một gian nhà trống vắng, chỉ còn lại hai bóng người vào ra. Đàn con thơ ngày nào đã lớn, chúng đã cất cánh bay theo cuộc đời.Đợi chờ gì khi chúng là niềm hy vọng, niềm tự hào của cả một gian nhà. Ta sống là để đền đáp niềm tự hào ấy. Ta sống là để báo công sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Để không còn nữa cảnh hai người đơn độc trong căn nhà nhỏ. Ta Sẽ Trở Về !
Điện Biên _ Niềm Kiêu Hãnh Thế Gian.

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Về những điều bình thường đã trở thành bất thường


Tôi nhớ có lần đọc ở đâu đó rằng, cách sống của một người là quyền của cá nhân người đó, và mỗi người phải tự chịu trách nhiệm về cách sống của chính mình. Nhưng cách sống của nhiều người, lại trở thành cách sống của cả một dân tộc. Nếu theo chiều hướng xấu đi, ai sẽ chịu trách nhiệm về điều này. 
Chúng ta vẫn thường nói rằng, những đức tính truyền thống của người Việt Nam là cần cù, chịu khó, chăm chỉ hay cả những cụm từ như Người Việt thông minh, Người Việt sáng tạo... Nhưng thực sự thì thế nào. 
Trong Triết học Mác có phần nói về cặp phạm trù cái chung và cái riêng. Tức là có những thứ chỉ tồn tại ở một bộ phận nhỏ nào đó, chưa thành phổ biến, chưa thành cái "chung" thì qua sự vận động của xã hội, nó dần sẽ biến thành cái phổ biến, nó không còn là đơn nhất nữa. 
Chẳng phải nói đâu xa, như những đức tính kể trên của Người Việt chúng ta. Quả là có rất nhiều người đã nói đến thói hư tật xấu của người Việt, và ở đây cũng chẳng nhắc lại nhiều. Tôi tin chắc rằng, người Việt chúng ta chắc chắn là có những đức tính kể trên, song đẩy nó lên tầm như hai chữ "truyền thống" thì tôi e rằng là không ổn. Nó chỉ có trong tâm trí và hành động của số ít người, và chúng ta không thể quy nó lên thành cái chung cho cả dân tộc được, mà nếu làm thế, thì trước hết nó phải tồn tại trong thực tế cái đã. Mà trong thực tế xã hội Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy gì khi nhìn vào đó? 
Một đất nước có số dân hơn 93 triệu người, mà không thể sản xuất được chiếc ốc ví, chiếc sạc điện thoại... theo đúng tiêu chuẩn. 
Một đất nước có thể làm giá" được cho cái nhà vệ sinh rất bình thường của trường tiểu học lên tới giá 600 triệu đồng. 
Một đất nước với tỷ lệ phá thai cao ngất ngưởng.
Một đất nước mà ở đó, sự vô cảm trở thành chuyện rất đỗi bình thường. 
Một đất nước tham nhũng có mặt ở mọi nơi, và là chuyện diễn ra ở mọi lĩnh vực. 
vân vân và vân vân.
Nếu muốn biết những điều này, cứ đọc trên báo chí thường ngày thì sẽ thấy. 
Có một câu chuyện thế này, khi người Nhật họ hỗ trợ dự án trồng rừng cho Việt Nam, họ cử người sang. Những kỹ sư người Nhật họ không ở những khách sạn hay nhà nghỉ, họ ở trong nhà người dân, và hàng ngày ra làm việc như một người nông dân thực sự. Đó là điểm khác biệt, dù nhỏ nhưng rất đáng để suy nghĩ. Chúng ta nói người dân Việt Nam sáng tạo, chăm chỉ cần cù, nhưng chỉ là sáng tạo vặt, cần cù mà không có phương pháp, không có công nghệ áp dụng vào. Minh chứng rõ ràng, là nông dân Việt Nam vẫn nghèo, rất nghèo! 
Một đặc điểm nữa, đó là người Việt chúng ta đang tự hài lòng với cuộc sống của chính mình, đó là gì? Nếu ngày xưa, chúng ta chưa có xe máy để đi, chưa có ti vi để xem, không thể mua sắm nhưng tiện nghi như ngày nay... Cuộc sống đã khá hơn xưa, và người ta mặc định rằng, sống như vậy là đã tốt rồi. Nhưng đó là tâm lý của phần đông. Vẫn có một sốt ít người có nhận thức khác, nhưng tiếng nói của họ chưa được số đông người dân hiểu được. 
Phải nói thằng rằng, rất nhiều công chức nhà nước hiểu sự phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay như thế nào. Nhưng có ai dám nói thằng ra, vì nếu thế, miếng cơm của họ sẽ mất. Cái giá của "sự sống" đầu hề rẻ. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét